Nga đóng cửa tổ chức nhân quyền Memorial International

Russia's Supreme Court judge Alla Nazarova has orderered the closure of Memorial International

Russia's Supreme Court judge Alla Nazarova has orderered the closure of Memorial International Source: AFP

Nhóm bảo vệ nhân quyền đã dành nhiều năm để liệt kê các tội ác xảy ra thời Liên Xô, đặc biệt là các trại tù khét tiếng Gulag, đã bị tòa án ở Nga ban lệnh đóng cửa.


Lệnh đóng cửa trung tâm tưởng niệm nhân quyền Memorial International của Tòa án Tối cao Nga đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt trên toàn thế giới.

Đây là tổ chức nhân quyền nổi tiếng nhất ở Nga, vốn đã ghi chép lại các cuộc thanh trừng dưới thời Stalin và biểu tượng hóa quá trình dân chủ hóa hậu Xô Viết.

Thẩm phán Alla Nazarova đã ra lệnh đóng cửa Memorial International và các chi nhánh trong khu vực sau khi các công tố viên cáo buộc tổ chức này hoạt động cho nước ngoài. 

Lệnh đóng cửa Memorial International đánh dấu một năm từ khi người chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin là Alexei Navalny lên tiếng, đồng thời chứng kiến ​​một cuộc đàn áp lịch sử đối với các nhóm nhân quyền và truyền thông độc lập.

Chỉ vài năm trước không ai nghĩ rằng nhà chức trách có thể đóng cửa tổ chức này nhưng nó đã xảy ra. Những người ủng hộ đã la to trước tòa, 'ô nhục, ô nhục' khi thẩm phán đọc phán quyết.

Các công tố viên cũng cáo buộc Memorial International đã bôi nhọ ký ức về Liên Xô và những chiến công của nó, cũng như sửa đổi "tội phạm Đức Quốc xã".

Trong phiên điều trần hôm thứ Ba, một công tố viên nói rằng Memorial International đã "tạo ra một hình ảnh méo mó về Liên Xô như một quốc gia khủng bố và bôi nhọ ký ức về Thế chiến thứ hai".

Quyết định của tòa án là đòn giáng mạnh nhất xuống tổ chức được các nhà bất đồng chính kiến ​​của Liên Xô, bao gồm cả người đoạt giải Nobel Hòa bình Andrei Sakharov, thành lập vào năm 1989.

Phán quyết được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc nhóm này ủng hộ "các tổ chức khủng bố và cực đoan".

Năm 2016, Memorial International được tuyên bố là "có yếu tố nước ngoài", ngụ ý cần có sự giám sát bổ sung của chính phủ, và điều này có thể làm mất uy tín của tổ chức.

Nhà chức trách cáo buộc rằng tổ chức này cố gắng che giấu việc nhận tài trợ từ nước ngoài. Các công tố viên cũng đã cáo buộc trung tâm nhân quyền có hành vi dung túng "chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan" cùng với việc vi phạm luật phản gián.

Memorial International và những người ủng hộ đã bảo lưu cáo giác  động cơ chính trị đằng sau lệnh đóng cửa, và các nhà lãnh đạo của tổ chức đã thề sẽ tiếp tục công việc của họ ngay cả khi đã bị tòa án giải tán.

Luật sư của Memorial International, Henri Reznik, cho biết tổ chức này sẽ kháng cáo phán quyết.

"Chúng tôi có quyền kháng cáo, và chúng tôi sẽ sử dụng hết mọi phương án pháp lý để quyết định này bị lật ngược."

Maria Eismont, một luật sư khác của Memorial International, cho biết cô không ngạc nhiên trước phán quyết của tòa.

"Những gì xảy ra hôm nay rất đáng buồn, mặc dù sẽ không đúng sự thật nếu nói rằng chúng tôi chưa sẵn sàng cho nó. Đó là một trong những kết quả không may có thể đoán trước được của hệ thống tư pháp hiện tại. Tất nhiên, chuyện này sẽ không kết thúc. Chúng tôi sẽ kêu gọi, và Trung tâm Tưởng niệm Nhân quyền sẽ tồn tại lâu dài với mọi người - bởi vì chính những người đứng sau nó phục vụ cho mục đích vĩ đại này trước hết. Công việc sẽ tiếp tục."

Grigory Yavlinski, lãnh đạo đảng đối lập trung tả Yabloko, hiện không có đại diện trong quốc hội, nói rằng Nga đang chuyển từ độc tài sang toàn trị như thời Xô Viết.

"Điều đó cho chúng ta thấy rằng Nga đang chuyển từ chế độ Putin độc tài sang một kiểu hệ thống toàn trị hậu hiện đại nào đó ở Nga, có thể là một mối liên hệ với chế độ Xô Viết và thậm chí một phần với chế độ Stalin. Vì vậy, đó là một sự phát triển rất nguy hiểm."

Áp lực lên tổ chức nhân quyền khiến công chúng phẫn nộ, với nhiều nhân vật nổi tiếng đã lên tiếng ủng hộ nhóm trong tháng này. Một số người được cho là đã bị giam giữ vì tội đã dám đến tòa án.

Trong những tháng gần đây, nhà chức trách Nga đã liệt một số hãng truyền thông độc lập, các nhà báo và các nhóm nhân quyền là "gián điệp nước ngoài". Ít nhất hai nhóm đã giải tán để tránh bị đàn áp gay gắt hơn.

Trung tâm Tưởng niệm Nhân quyền đã vận động cho quyền của các tù nhân chính trị, người di cư và các nhóm thiệt thòi khác, đồng thời nêu bật các vụ lạm dụng, đặc biệt là ở vùng Bắc Caucasus đầy biến động, kể cả ở Chechnya.


Share