Bảo tàng chiến tranh Canberra có trưng bày mới, tưởng niệm nạn nhân Holocaust

WW2 Star of David displayed at Australian War Memorial

WW2 Star of David displayed at Australian War Memorial Source: SBS

Đến phòng triển lãm này, người xem sẽ có dịp nghe các câu chuyện của hàng ngàn kẻ sống sót, sau thế chiến thứ hai đến Úc và nhận nơi này làm quê hương mới.


 

Dưới con mắt của các chứng nhân thời đại, tại Canberra vừa có một công trình tưởng niệm mới.

 

Được viện bảo tàng chiến tranh Úc khai thác với sự hỗ trợ của Trung tâm Diệt chủng người Do Thái, Giám đốc bảo tàng tưởng niệm Chiến tranh ông Brendan Nelson nói rằng đâylà một đóng góp lâu dài mà người dân Úc có thể tự hào.

"Sáu triệu người khoảng một phần tư dân số của Úc.

 Con số này là toàn thể dân số của Sydney, bị tiêu diệt trong cuộc diệt chủng lớn nhất trong lịch sử, trong thế kỷ 20.

 Hầu như tất cả là người Do Thái, nhưng cũng có người Romani và Gypsies, các tù nhân chính trị tù và những người khác đã bị chế độ Đức Quốc xã hủy diệt".

 

Tiến sĩ Nelson cho biết phòng trưng bày này là một sự bổ sung rất cần thiết cho bảo tàng chiến tranh Úc.

"Đã có một trưng bày quy mô nhỏ trong các phòng triển lãm về chiến tranh thế giới thứ hai, một triển lãm mang tính quan trọng, có bảy vật thể trong đó. Tôi rất xấu hổ vì sự bất tương xứng đó. Hiện giớ Chúng tôi đã có 85 vật thể được chưng ra trong phòng trưng bày vĩnh viễn này."

Người ta cho rằng có khoảng từ 20.000 đến 35.000 nạn nhân Holocaust sống sót định cư tại Úc sau chiến tranh thế giới thứ hai.

 

Nói là có khoảng vì thật khó để đưa ra con số chính xác, khi trong cơn sợ hãi người ta vẫn không dám nhận gốc gác mình là người Do Thái.

Nhưng có một khoảnh khắc đặc biệt cho Irma Hanner86 tuổi, một người Do Thái sinh ra ở Đức

"Tôi đã không khóc cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nhưng sau đó, rất khó mà khô giòng lệ. Các con tôi gọi tôi là" người phụ nữ sắt thép 'bởi vì tôi là rất mạnh và tôi nghĩ rằng với tôi rất quan trọng để nói về cuộc diệt chủng vì bây giờ nó quan trọng hơn bao giờ hết. "

 

Bà là một nạn nhân sống sót từng bị lùa vào một trại tập trung ở Tiệp Khắc.

"Năm 1943, 11 thanh niên trẻ tuổi đã trốn thoát và họ giải thoát 40.000 người trong trại.

 Rồi họ bị bắt và bị treo cổ ngay trước mắt chúng tôi"

 

Quân Đức Quốc xã chỉ cho phép hội Hồng Thập Tự vào các trại không điển hình để tuyên truyền rằng người Do Thái không bị ngược đãi.

 Nhưng sự thật đã cóhơn 40.000 người chết ở trại này.

Cuộc triển lãm cũng trưng bày các bức tranh của nghệ sĩ trong thời chiến Alan Moore, được phác thảo tại trại Bergen-Belsen ở miền bắc nước Đức.

 

Warren Fineberg, thuộc Trung tâm Cộng Đồng Do Thái ở Melbourne, cho biết triển lãm cũng là một vinh danhcho các lực lượng Đồng Minh đã chứng kiến sự tàn bạo của Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ hai..

"Úc đã có những nỗ lực tham gia vào thế chiến, Alan Moore là một ví dụ điển hình của một ngườinóinhững câu chuyện với cả thế giới về những kinh hoàng của chiến tranh thế giới thứ hai.

 Cũng có những người lính Úc khác đổ xương máu.

Có những quân nhân khác, di cư đến Australia, nhữngngười đã có mặt tại Bergen-Belsen và Auschwitz, mà nay đến Úc - Nga, Anh, và Mỹ  và họ đã giúp đỡ để xây dựng cộng đồng"

 

Tiến sĩ Brendan Nelson nói cuộc trưng bày cũng là một lời cảnh cáo cho nhân loại , lưu tâm về bài học trong quá khứ.

" Với tư cách là côngdân Úc, chúng tôi có một trách nhiệm- trong một thế giới đang đối phó với các làn sóng di dân,với cách cư xử với người tị nạn, với sự đàn áp các dân thiểu số về chính trị, tôn giáo và dân tộc.

Các cuộc tranh luận về quyền được chết và vấn đề đối đầu lãnh đạo chính trị hiện đại trong đất nước của chúng ta và trên khắp thế giới, Bao gồm cả một lần nữa phải đối phó với chế độ độc tài đang hồi sinh, trong trường hợp có những người đã lấy danh xưngHồi giáo để xây dựng một xã hội không tưởng chính trị bạo lực.

Chúng ta có một trách nhiệm nhắc nhở các khách viếng phòng trưng bày là người Úc trong và ngoài nước, về khía cạnh nhân đạo của con người".

Trong giai đoạn từ 1941 đến 1945, người Do Thái đã bị sát hại một cách có hệ thống trong một cuộc diệt chủng có quy mô lớn hàng đầu trong lịch sử.

Cuộc tàn sát được tiến hành có hệ thống trên toàn bộ lãnh thổ bị Quốc xã chiếm đóng tại 35 quốc gia ở Âu châu có người Do Thái.

Những nạn nhân khác bị bắt và đưa đến các trại lao động tại một số nước, và đến các trại hành quyết tại những nơi khác.

 Những vụ hành quyết tập thể xảy ra nhiều nhất tại Đông Âu và Trung Âu.


Share