Con người đang là nạn nhân của thiên tai từ hậu quả biến đổi khí hậu

Global warming impact on northern Australia

Scientists say global warming may have an impact on outdoor work in regions like northern Australia. Source: AAP

Khí hậu đang thay đổi với chiều hướng báo động theo như bản báo cáo tổng kết của Tổ chức Khí tượng Thế giới. Tổ chức này cảnh báo nhiệt độ trái đất đang gia tăng và có thể vượt qua ngưỡng giới hạn trong vòng 5 năm tới.


Biến đổi khí hậu không còn là một hiện tượng nhìn từ xa nữa mà nó đang xảy ra ở đây ngay tại nơi chúng ta ở.

Đó là thông điệp từ các nhà khoa học đáp lại những báo cáo mới nhất về nhiệt độ toàn cầu trong đó vẽ lên một hình ảnh xám xịt về khí hậu toàn cầu.

Trong bốn năm qua nhiệt độ trái đất nóng nhất mà con người ghi nhận được từ trước tới giờ, và chiều hướng này đang trên đà tiếp diễn.

Giáo sư Adam Scaife từ Phòng Khí Tượng Anh thuộc Viện khí tượng Quốc Gia Vương Quốc Anh là nơi đóng góp vào cung cấp các số liệu cho biết trái đất có thể đang ở trong một thập niên nóng nhất từ trước tới giờ

"Điều này thật đáng lo ngại bởi vì những mức độ thời tiết khắc nghiệt mới tiếp tục được ghi nhận, và sự ảnh hưởng của nó lên các khu vực đang có khuynh hướng khó có thể dự đoán được tại một số nơi. Và có thể nói là chúng tôi không nhìn thấy những điều như thế này trong quan sát của chúng tôi từ 100 năm trở lại đây."

Năm 2018 là năm mà khí hậu thay đổi bất thường và khắc nghiệt nhất, đánh dấu bằng những vụ cháy rừng dữ dội trên diện rộng ở California và Hy Lạp, hạn hán kéo dài trên diện rộng ở Úc và Nam Phi, và lũ lụt ở Ấn độ.

Thêm vào đó là bão tố, lốc xoáy giông gió và đông đất.

Chỉ mới một tháng đầu năm 2019 cũng có thể nhìn thấy khuynh hướng khắc khiệt về thời tiết đang tiếp diễn với việc tháng Giêng năm nay được ghi nhận là nóng nhất ở Úc trong 100 năm trở lại đây.

Cả hai bang Tasmania và Victoria đều bị những trận cháy rừng trong khi Bắc Queensland thì vừa trãi qua những tuần mưa lũ dữ dội.

Tiến sĩ Andrew King, một nhà khoa học về khí hậu tại trường Đại học Melbourne nói năm 2019 đang báo hiệu một năm khắc nghiệt nữa về khí hậu và thời tiết cho nước Úc .

"Chúng ta đã bắt đầu một năm bằng thời tiết nóng nhất được ghi nhận, mức độ nóng ở Úc thật kinh khủng, vượt qua mọi giới hạn và nằm ngoài những bảng báo thời tiết theo đúng nghĩa của nó. "

Trong khi đó ở phía trên quả địa cầu, Mỹ đang hứng chịu đợt lạnh chưa từng có trong lịch sử nó khiến thành phố Chicago của Mỹ đông cứng lại thành Bắc Cực thậm chí lạnh hơn Bắc Cực với nhiệt độ tuộc xuống 53 degrees Celsius.

Trong những ngày lạnh mà mọi thứ đều đông cứng lại như vậy thì Tổng Thống Mỹ Donald Trump tweet trên trang mạng cá nhân rằng "làm gì có chuyện biến đổi khí hậu", làm gì có chuyện trái đất nóng lên.

Tiến sĩ King nói, có nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học, và giới khoa học đang nghiên cứu để tìm câu trả lời chính xác về việc những vùng dân cư đột nhiên có khí hậu như Bắc cực thì có liên quan gì đến tác động từ con người hay không và dù vấn đề còn đang nghiên cứu nhưng nhiều người tin rằng có.

Và có một điều mà ông có thể nói rất rõ ràng rằng thế giới đang nóng lên dần, đó là điều đang hiển hiện và đang diễn ra.

"Điều quan trọng cần phải nhớ rằng thông thường chúng ta nhìn thấy có ít những ghi nhận về thời tiết lạnh hơn thời tiết nóng, chúng ta nhìn thấy có ít những đợt lạnh cực kỳ hơn là những đợt nóng cực kỳ. Thế nhưng trong những ngày qua chúng ta nhìn thấy những gì? Hiện tượng lạnh đóng băng nhiệt độ thấp hơn Bắc Cực tại miền đông Hoa Kỳ, trong khi tại một số vùng xung quanh thì nhiệt độ ấm một cách kỷ lục, như tại Washington DC nhiệt độ ghi nhận được là 20 độ C và nơi đó đang trong mùa đông. Với nhiệt độ đó là ấm chưa từng thấy cho một tháng mùa đông tại đây, thế nhưng tôi không nghĩ Donald Trump nói đến điều đó trong tweeting của mình."

Theo báo cáo, nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu năm 2018 cao hơn 1 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp trong khi giới hạn đặt ra cho khí hậu trái đất là phải giữ không được vượt hơn 1.5 độ.

Đây là mức giới hạn đặt ra trong Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015, trong đó có gần 200 chính phủ đã đặt ra mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ xuống 1,5 độ vào cuối thế kỷ.

Nhưng Văn phòng Khí tượng của Vương quốc Anh dự đoán tỷ lệ 1/10 trong vòng 5 năm tới giới hạn này bị phá vỡ nếu một sự kiện thời tiết tự nhiên của El Nino [[ell NEEN-yo]] làm tăng thêm sức nóng.

Tuy nhiên Tiến sĩ King cũng nhấn mạnh rằng phải giữ múc giới hạn ổn định lâu dài.

"Cần phải nhớ rằng Thỏa Thuận Paris Agreement là nhằm giữ cho khí hậu không được tăng lên quá 1.5 độ. Đó là mức giới hạn và mức giới hạn này rât có nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ trong vòng một năm. Chúng ta cần phải thật sự rất quan tâm để giữ hạn mức 1.5 độ ổn định trong một khoản thời gian dài."

Khi mà mức giới hạn bị vượt qua thì gây nên một sự mất căn bằng và đảo lộn và trái đất đang ở trong tình trạng nguy hiểm như vậy con người cũng như tài sản thiên nhiên đang trở thành nạn nhân.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share