Việc bổ nhiệm Chánh Án Tối Cao Pháp Viện phản ảnh sự đa dạng nghề nghiệp về phái tính

Bà Susan Kiefel

Bà Susan Kiefel Source: AAP

Thủ tướng Malcolm Turnbull loan báo thẩm phán tòa thượng thẩm Susan Kiefel, sẽ trở thành Chánh Án Tối cao Pháp viện của nước Úc.


Bà sẽ phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ nầy và là vị Chánh Án thứ 13 của Tối cao Pháp viện Úc.

Bà sẽ tuyên thệ nhậm chức, vào ngày 30 tháng giêng năm tới.

Quả là một quãng đường khá dài cho một cô bé, bỏ học từ năm 15 tuổi để trở thành vị Chánh Án của Tối cao Pháp viện Úc châu, bà Susan Kiefel sẽ trở thành phụ nữ đầu tiên, đứng đầu tòa án có thẩm quyền cao nhất nước.

Bà sẽ thay thế cho ông Robert French sẽ về hưu vào tháng giêng năm tới, khi ông nầy đến lúc bó buộc về hưu là 70 tuổi.

Bà thề quyết, sẽ giữ nguyên tầm quan trọng của tòa án là một định chế tư pháp cao nhất của nước Úc và duy trì tính độc lập của tòa nầy.

Bà cho đài ABC biết rằng, đó quả là một niềm vinh dự lớn lao, cùng với một trách nhiệm còn lớn hơn nữa.

"Tôi rất vinh dự với việc bổ nhiệm nầy và rất hiểu biết về trách nhiệm của một vị Chánh Án Tối cao Pháp viện của nước Úc".

"Công việc của định chế nầy ảnh hưởng đến nước Úc và người dân Úc trong cuộc sống hàng ngày".

"Tôi sẽ tiếp tục phục vụ cho tòa án tối quan trọng nầy với mọi khả năng của mình và xin chúc mừng thẩm phán Edelman qua việc bổ nhiệm của ông". Bà Susan Kiefel tân  
Chánh Án của Tối cao Pháp viện Úc châu nói.

Thủ tướng Malcolm Turnbull nói rằng, câu chuyện của bà Susan Kiefel tạo nên nhiều cảm hứng và bà nầy mang lại tầm hiểu biết sâu xa cho công việc nầy.

"Bà ta là một trong các thẩm phán lỗi lạc nhất của nước Úc và việc bổ nhiệm nhằm vinh danh một sự nghiệp xuất sắc vào dịch vụ tư pháp lớn lao sắp tới, trong vai trò quan trọng nhất".

Phó lãnh tụ đảng Lao động, bà Tanya Plibersek cho biết bà hài lòng với việc bổ nhiệm nầy.

Bà cho đài ABC biết rằng, bà Kiefek là một người Úc lỗi lạc, vốn được kính trọng rất nhiều về nghề nghiệp trong lãnh vực luật pháp.

"Theo thiển ý, tôi nghĩ bất cứ ai cũng nhìn nhận rằng bà Susan Kiefel [KEE-fel] là người có dư tài năng thích hợp cho công việc. Tôi xin chúc bà lời chúc tốt đẹp nhất cuả tôi và của đảng Lao động đến bà".

"Bỏ học ở tuổi 15 và theo học ban đêm trong khi làm việc toàn thời, không phải là con đường từ trước đến nay theo truyền thống, để đến được chức vụ cao nhất tại Tối cao Pháp viện, nhờ đó bà có những kinh nghiệm khác biệt, dĩ nhiên bà là vị phụ nữ đầu tiên, được bổ nhiệm vào chức vụ Chánh Án Tối cao Pháp viện Úc châu và điều đó phản ảnh sự đa dạng của nghề nghiệp trong ngành luật pháp". Chủ tịch Hội đồng Luật pháp Úc châu, ông Stuart Clark nói.


Được biết, bà phục vụ tại tòa Thượng thẩm Úc từ năm 2007, trước đó là thẩm phán tại tòa án tối cao Queensland và tòa án liên bang Úc.

Bà Susan Kiefel chào đời tại Cairns thuộc tiểu bang Queensland vào năm 1954, năm nay bà 62 tuổi.

Bà theo học trường trung học Sandgate và bỏ học sau khi hoàn tất lớp 10, ở tuổi 15, thế nhưng vào năm 1971 tức 2 năm sau, bà tốt nghiệp khoá huấn luyện thư ký tại trường kỹ thuật Kangaroo Point, nhờ được một học bổng.

Bà làm việc cho một công ty xây dựng, một kiến trúc sư và một công ty thăm dò khoáng sản, trước khi trở thành thư ký cho một nhóm các trạng sư, trong thời gian nầy bà hoàn tất trung học và bắt đầu học luật.

Đến năm 1973, bà gia nhập công ty luật với công việc của một thư ký luật.

Hoàn tất việc học ban đêm, bà ghi danh vào khóa đào tạo của Luật sư Đoàn và tốt nghiệp với hạng danh dự.

Năm 1975, bà gia nhập Luật sư Đoàn, đến năm 1984, bà hoàn tất Cao học Luật tại đại học Cambridge Anh quốc.
Năm 1987, bà được bổ nhiệm là nữ Trạng sư Công tố đầu tiên của Queensland.

Năm 2009, bà được trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự của đại học Griffith ở Queensland và năm 2011, bà được trao tặng tước hiệu AO, do những đóng góp lỗi lạc về luật pháp và trong ngành tư pháp.

Trong khi đó, Hội đồng Luật pháp Úc châu cho biết việc bổ nhiệm đã được mọi người nồng nhiệt đón nhận, với chủ tịch là ông Stuart Clark nói rằng, việc bổ nhiệm bà Kiefel phản ảnh sự đa dạng của nước Úc.

"Bỏ học ở tuổi 15 và theo học ban đêm trong khi làm việc toàn thời, không phải là con đường từ trước đến nay theo truyền thống, để đến được chức vụ cao nhất tại Tối cao Pháp viện, nhờ đó bà có những kinh nghiệm khác biệt, dĩ nhiên bà là vị phụ nữ đầu tiên, được bổ nhiệm vào chức vụ Chánh Án Tối cao Pháp viện Úc châu và điều đó phản ảnh sự đa dạng của nghề nghiệp trong ngành luật pháp". Chủ tịch Hội đồng Luật pháp Úc châu, ông Stuart Clark nói.


 

 


Share