Các học giả và chức sắc Hồi Giáo bác bỏ các cáo buộc mới nhất của bà Pauline Hanson về Hồi Giáo

Pauline Hanson

Pauline Hanson Source: AAP

Các chính trị gia, học giả và những nhà lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo đã phản bác các chỉ trích mới nhất về tôn giáo nầy, của Lãnh đạo đảng One Nation là bà Pailine Hanson.


Trong một cuộc phỏng vấn về nhiều đề tài hồi tuần nầy, Thượng nghị sĩ Hanson lên án việc xây dựng các thánh đường Hồi giáo, việc phụ nữ che mặt và các hành vi nói chung của người Úc Hồi giáo.

Ngoài những lời chỉ trích của bà Hanson, về những nỗ lực của người Hồi giáo trong việc hội nhập, trong số những vấn đề khác Thượng nghị sĩ Hanson thu hút mọi chú ý, đối với một cách diễn dịch về Hồi giáo ít được áp dụng, có tên là Taqiyya.

“Nếu quí vị hiểu về Hồi giáo, thì đây ... họ có thể thực sự nói dối với quí vị, chuyện nầy được gọi là Taquyya  theo đó họ có thể nói với quí vị mọi chuyện theo ý họ”.

“Hồi giáo hòa nhập vào xã hội cho đến khi con số tín đồ gia tăng, rồi họ sẽ thực sự áp đặt ý muốn lên mọi người và nắm luôn cả các chính phủ”, bà Pauline Hanson nói.

Giáo sư Mateo Vergani thuộc đại học Deakin, chuyên nghiên cứu về các vấn đề sắc tộc và chính trị cho biết, chỉ một số nhỏ thành phần trong Hồi giáo, đã thực hiện cách thức Taqiyya như bà Hanson đã đề cập đến.

Tiến sĩ Vergani nói rằng, những thành phần nầy bao gồm các nhóm như phiến quân tự xưng nhà nước Hồi giáo IS hay ISIS.

“Các nhóm chẳng hạn như ISIS, dùng những lời lẽ tốt đẹp nói với một số thành phần của tổ chức, để ẩn núp trong xã hội trước khi mở cuộc tấn công”.

“Vì vậy điều nầy có thực, thế nhưng chúng ta phải nhớ rằng các diễn dịch về Hồi giáo theo cách đó, chỉ thực sự là do một thiểu số rất nhỏ của người Hồi giáo mà thôi”, Giáo sư Mateo Vergani nói .

Tiến sĩ Vergani mới đây đã hoàn thành một bản nghiên cứu, các quan điểm về Hồi giáo của người dân Úc, dựa trên các phản hồi đối với một loạt các câu hỏi liên quan đến tôn giáo nầy.
“Tôi nghĩ đó là một thỏa hiệp có thể thực hiện, giữa tự do ngôn luận và tự do từ sự phỉ báng sắc tộc”, Bộ trưởng phụ trách về Phát triển Quốc tế, bà Concestta Fierravanti Wells nói.
Ông cho biết, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp một chỉ số về hiểu biết và tìm thấy rằng, nhiều người đã có những định kiến chống lại Hồi giáo, nhưng lại biết rất ít về tôn giáo nầy.

Phó chủ tịch của Hội đồng Hồi giáo Victoria mới đắc cử là ông Adel Salman nói rằng, ông cũng như nhiều người trong cộng đồng Hồi giáo tại Úc, rất quan ngại về sự tái xuất hiện của Thượng nghị sĩ Hanson.

“Những gì khiến chúng ta quan ngại nhất trong cộng đồng Hồi giáo, là quan điểm của bà ta hiện ngày càng trở thành những suy nghĩ chính mạch”.

“Đó là một trường hợp khi nói rằng ‘Ai hiện nay tuyên bố, nhân danh cho những người đứng ở giữa? Quan điểm của bà Hanson có được đại diện, trong các cuộc thảo luận hay không?”, ông Adel Salman nói.

Trong chuyến viếng thăm đến quốc gia có dân số hầu hết theo Hồi giáo, đó là Nam Dương vào tuần nầy, Thủ tướng Malcolm Turnbull đã mạnh mẽ lên án các quan điểm của bà Hanson.

“Tìm cách hạ thấp tất cả người Hồi giáo, là chỉ để xác định một thông điệp về sự dối trá và nguy hiểm của bọn khủng bố mà thôi”.

Trong khi đó, cuộc thảo luận tiếp tục xoay quanh chuyện sửa đổi điều khoản 18C của đạo luật Kỳ thị Chủng Tộc, vốn ngăn cấm các hành động như xúc phạm, chửi rủa, hạ nhục, thóa mạ hay đe dọa người khác, chỉ vì sắc tộc hay nguồn gốc của họ.

Bộ trưởng phụ trách về Phát triển Quốc tế, bà Concestta Fierravanti Wells đề nghị về một điều bà gọi là, một trắc nghiệm đối với những người Úc bình thường.

“Ngày nay người dân Úc bình thường hay những người có trách nhiệm trong cộng đồng nước Úc, đều có một trình độ về sự khác biệt văn hóa, xã hội và tôn giáo, như là một phần trong cuộc sống của họ”.

“Tôi nghĩ đó là một thỏa hiệp có thể thực hiện, giữa tự do ngôn luận và tự do từ sự phỉ báng sắc tộc”, Bộ trưởng phụ trách về Phát triển Quốc tế, bà Concestta Fierravanti Wells nói.

Được biết, nội các chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull sẽ xem xét đề nghị nói trên, trong những tuần lễ sắp tới.




Share