Văn nghệ cuối tuần (91) Âm nhạc miền Nam 1954-1963 - Giấc mơ hồi hương

Giấc mơ hồi hương

Giấc mơ hồi hương Source: Images of courtesy

Trong tâm khảm của những người dân ly hương, mảnh đất để lại đau đáu trong lòng, và giấc mơ một ngày quay về ám ảnh thiêu đốt và họ đã bật ra qua thơ ca để giãi bày tâm sự...


Hiệp định Geneve 1954 đã đẩy số phận của đất nước Việt Nam sang một ngã rẽ khác: ngã rẽ của sự chia ly, khắc khoải, đơi chờ  của đôi lứa..., của sự đau đáu thương nhớ quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của rất nhiều cư dân miền Bắc phải dắt diú nhau, bỏ xứ ra đi vào Nam.

Trong số ly hương đó, một bộ phận không nhỏ của giới văn nghệ sĩ Miền Bắc cũng đã khăn gói vào Nam để rồi theo dòng lịch sử của đất nước họ cũng đã chọn miền Nam, lập lại cuộc đời trên quê hương mới, xứ sở Miền Nam tự do và ấm áp.

Và dù cuộc sống mới đã thay da đổi thịt nhưng trong tâm khảm của những người dân ly hương họ vẫn luôn đau đáu nghĩ về quê cha đất tổ, họ đã dùng thơ ca để trải bày tâm tư của mình 

Tiếp nối phần những ca khúc tiền chiến, Văn Nghệ Cuối Tuần sẽ giới thiệu tới quý vị những tác giả và tác phẩm làm nên dấu ấn âm nhạc miền Nam Việt Nam. 

Bắt đầu bằng những nhạc sĩ miền Bắc di cư vào Nam và khẳng định mình trong giai đoạn 1954-1963 - kỳ 1 Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành và Tình Hoài Hương của Phạm Duy.

Share