Văn Nghệ Cuối Tuần (63) Búp bê không tình yêu

Thanh Lan với Búp bê Không Tình Yêu gắn liền tên tuổi của cô những năm 70s

Thanh Lan với Búp bê Không Tình Yêu gắn liền tên tuổi của cô những năm 70s Source: Courtesy images

Năm 1965 Serge Gainsbourg thành công hơn với bài “Poupée De Cire, Poupée De Son” được đại diện Luxembourg để dự thi “Eurovision Song Contest”, được trình bày bởi ca sĩ teen Pháp, France Gall, bản nhạc thắng giải nhất. Cuối thập niên 1960s, bài hát được du nhập vào Việt Nam và được nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đặt lời Việt dưới tựa đề “Búp Bê Không Tình Yêu” do ca sĩ Thanh Lan thu âm phát hành trước tiên phiên bản song ngữ Pháp-Việt. Sau 1975 tại hải ngoại ca sĩ Ngọc Lan cũng phát hành một phiên bản Pháp-Việt riêng cho cô.


Serge Gainsbourg viết khoảng 60 nhạc cho khoảng 60 phim và chương trình truyền hình.

Sau khi chết, ông được giải “César Award for Best Music Written for a Film” cho phim “Élisa”, cùng với Zbigniew Preisner và Michel Colombier. 

Ông mất ngày 2 tháng 3, 1991 vì động tim, chỉ còn một tháng là sẽ được 63 tuổi.

Ông được chôn cất trong khu Do Thái của nghĩa trang Montparnasse Cemetery ở Paris.

Tổng thống Pháp François Mitterrand nói về ông: “Ông là Baudelaire, Apollinaire của chúng ta…Ông đưa các bài hát lên tầng nghệ thuật.”

“Poupée De Cire, Poupée De Son” là nhạc phẩm thắng giải Eurovision Song Contest năm 1965, do ca sĩ người Pháp, France Gall, đại diện cho Luxembourg trình bày.

“Poupée De Cire, Poupée De Son” được vinh danh là một trong 14 nhạc phẩm Eurovision hay nhất trong ngày kỷ niệm “50 năm Eurovision Song Contest” được tổ chức tháng 10 năm 2005.

Ngay sau khi đoạt giải, phiên bản đĩa đơn “Poupée De Cire, Poupée De Son” bán ra 16.000 đĩa ở Pháp; bốn tháng sau con số này vượt lên hơn 500.000 đĩa.

“Poupée De Cire, Poupée De Son” du nhập vào Việt Nam cuối thập niên 1960s được nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đặt lời Việt dưới tựa đề “Búp Bê Không Tình Yêu” do ca sĩ Thanh Lan thu âm phát hành trước tiên phiên bản song ngữ Pháp-Việt.

Ông vốn là giáo sư dạy ngoại ngữ và triết học tại trường Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Đồng Tiến, sau đó ông về làm tổng thư ký tạp chí Kịch Ảnh.

Năm 1970, nhờ vốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, ông đã chuyển ngữ hàng loạt ca khúc nước ngoài với ca từ đầy chất thơ, trong sáng được mọi người yêu thích như: “Búp Bê Không Tình Yêu”, “Em Đẹp Như Mơ”, “Chuyện Phim Buồn”, “Lãng Du”, “Xin Em Gõ Ba Tiếng”, “Mong Manh”, “Nụ Hôn Dưới Mưa”, “Dòng Sông Tuổi Nhỏ”, “Anh Thì Không”, “Nói Sao Cho Em Hiểu"

Sau 1975 tại hải ngoại ca sĩ Ngọc Lan cũng phát hành một phiên bản Pháp-Việt "Búp bê không tình yêu " cũng làm nên tên tuổi riêng cho cô. 

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share