Phân tích mới cho thấy những cải thiện nhỏ đối với cân nặng và thể dục thể thao của mọi người có thể có tác động lớn đến việc giảm gánh nặng bệnh tật.
Viện Y tế và Phúc lợi Úc Australian Institute of Health and Welfare (AIHW) hôm 28 tháng 4 đã công bố nghiên cứu phân tích của họ trong đó tập trung vào hai yếu tố nguy cơ gây bệnh là thừa cân, và ít vận động.
Giáo sư Kathryn Backholer là đồng giám đốc của Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Dự phòng Toàn cầu Global Centre for Preventive Health and Nutrition tại Đại học Deakin.
"Chúng ta biết rằng thừa cân, béo phì và lười vận động hiện chiếm một chi phí lớn hơn rất nhiều so với thuốc lá trong tổng gánh nặng sức khỏe. Vì vậy, nếu chúng ta có thể giảm tỷ lệ thừa cân và béo phì và tăng tỷ lệ hoạt động thể chất thì sẽ có tác động tích cực lớn đến sức khỏe của người dân Úc vào năm 2030."
Làm cách nào để cải thiện và cải thiện như thế nào thì có thể giúp giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong vào năm 2030 do thừa cân và lười vận động?
Theo phân tích của nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có nguy cơ sẽ cần giảm chỉ số cơ thể body mass index (BMI) xuống một đơn vị, tương đương khoảng 3 kg đối với người Úc có chiều cao trung bình.
Mỗi tuần, tăng thêm một giờ hoạt động cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh.
Phân tích này phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược Y tế Dự phòng Quốc gia và Chiến lược Phòng chống Béo phì Quốc gia năm 2022.
Chiến lược Quốc gia về Béo phì là một khuôn khổ hành động 10 năm nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và điều trị các vấn đề liên quan đến cân nặng và béo phì ở Úc.
Chiến lược tập trung vào việc phòng ngừa, nhưng cũng bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ tốt hơn để người Úc có một cuộc sống lành mạnh nhất.
Jane Martin là Giám đốc điều hành của Food for Health Alliance nói, kể từ khi chiến lược được công bố, rất ít việc đã được thực hiện.
"Không, vẫn chưa làm đủ và chúng ta thực sự cần nhìn thấy các hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng thừa cân và béo phì, và tôi nghĩ nếu không tích cực làm thì vấn đề sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn."
Theo chiến lược này, Úc là một trong những nước có tỷ lệ béo phì cao nhất thế giới.
Trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2019, Úc đứng thứ năm trong số các quốc gia OECD với 31% người trưởng thành mắc bệnh béo phì.
Bà Martin nói rằng dữ liệu nêu bật nhu cầu quan trọng để đầu tư vào các biện pháp chính sách.
"Tôi nghĩ rằng việc quảng bá trái cây và rau quả tươi là thực sự quan trọng và tại thời điểm này, thế nhưng hiện nay những thứ đang được quảng bá rộng rãi trong công chúng là thực phẩm chế biến cao, giàu năng lượng, nghèo chất dinh dưỡng, nói một cách khác đó là loại thực phẩm chế biến không lành mạnh nhất. Vì vậy, chúng ta thực sự cần làm cho thực phẩm lành mạnh có thể tiếp cận được, dễ mua, giá cả phải chăng và xem xét những thứ như giảm giá trái cây và rau quả tươi."
Hiện tại, chỉ có 5% người Úc ăn đủ lượng trái cây và rau củ được khuyến nghị hàng ngày.
Giáo sư Backholer đồng ý rằng chính phủ cần đóng một vai trò lớn hơn.
"Cuối cùng thì mỗi người phải đưa ra quyết định về số lượng lương thực họ nạp vào mình, thời gian dành cho hoạt động thể chất bao nhiêu, họ ăn loại thực phẩm nào, và thường họ làm theo hai chiều hướng. Họ họ tiêu thụ ăn uống sinh dẫn dẫn đến lợi nhuận cho các tập đoàn xuyên quốc gia lớn hay là họ có thể làm điều đó trong một môi trường thực sự được thiết lập bởi chính phủ để hỗ trợ các lựa chọn lành mạnh. Và chúng tôi biết cha mẹ con cái họ có thể lớn lên trong một muốn môi trường trong một thế giới nơi mà các lựa chọn lành mạnh được hỗ trợ, thế nhưng hiện tại thì tình hình không phải như vậy."
Một biện pháp chính sách phòng ngừa được đề xuất đến từ Hiệp hội Y khoa Úc Australian Medical Association AMA.
Vào tháng 1, 2023, AMA đã gia hạn lời kêu gọi đánh thuế lên các đồ uống có đường.
Tiến sĩ Danielle McMullen là Phó Chủ tịch Hiệp hội nói rằng những thay đổi là rất cần thiết.
"Tất cả chúng ta đều biết rằng người Úc uống quá nhiều đồ uống có đường và cái số đồ uống có đường mà người Úc uống mỗi năm đủ để chứa đầy 960 hồ bơi Olympic. Vì vậy, chúng tôi thực sự cần một thứ gì đó để xoay chuyển tình hình này và giúp mọi người khát thì chọn uống nước thay vì nước ngọt bởi vì đó lợi ích cho sức khỏe của họ, đặc biệt là cho trẻ em của chúng ta."
Hiệp hội cho biết nên đánh thuế lên đồ uống có đường không mang lại lợi ích dinh dưỡng.
Họ nói rằng đây là một loại thuế sẽ báo cho người mua biết rằng đây là sản phẩm không lành mạnh đồng thời không khuyến khích việc tiêu thụ nó.
Hiệp hội Y khoa Úc cũng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất cải tiến sản phẩm của họ.
Tiến sĩ McMullen nói rằng chính phủ cần phải hành động ngay bây giờ.
Úc thực sự đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới. Có 85 chính phủ khác trên khắp thế giới đã áp dụng thuế lên đồ uống có đường và bây giờ thực sự là lúc để Úc làm theo đó. Chúng tôi không biết tại sao Úc lại chưa làm điều đó, đã có những lời kêu gọi từ khắp nơi trên thế giới trong nhiều năm nay, đã đến lúc chính phủ này phải coi trọng sức khỏe của người Úc và đưa ra một số thay đổi có thể làm giảm những thứ như tiểu đường, bệnh tim, bệnh răng miệng và thừa cân béo phì."