Tiếng Anh kiểu Úc
Úc nổi tiếng về cách nói tiếng Anh độc đáo.
Độc đáo ở chỗ tiếng Anh kiểu Úc được nói tắt, thay đổi cả chính tả cả từ ngữ lẫn thành ngữ.
Heaps, Arvo? Brekkie? Eskie? Du khách hay di dân ngẩn người bối rối vì chẳng hiểu gỉ!
Ingrid Piller là giáo sư về ngôn ngữ học ứng dụng tại Đại học Macquarie ở Sydney.
Bà nói rằng học tiếng Anh có thể là một thách thức đối với nhiều người Úc.
Qua nghiên cứu về ngôn ngữ, bà thấy nhiều di dân đến từ những nền giáo dục có trình độ cao và có tiếng Anh rất chuẩn mực mà họ đã học ở trường và mang sang Úc.
Và sau đó họ có kinh nghiệm thêm về cách phát âm.
Tiếng Anh của di dân.
Một ví dụ về cách di dân thích nghi với những chữ không quen thuộc so với tiếng mẹ đẻ có thể tìm thấy ở tại nhà dưỡng lão người Hy Lạp theo Chính Thống Giáo nằm trong khu ngoại ô Earlwood miền Tây Sydney,
Theo cuộc điều tra dân số mới nhất, đây là khu ngoại ô có tỷ lệ người Hy Lạp đông nhất ở Úc.
Một nhân viên nhà dưỡng lão tên Zoe nói rằng một loại "ngôn ngữ lai" được phát triển khi những người di dân mới đến tìm cách học tiếng Anh.
Nói về nhà để xe, thay vì đọc là garage, người Úc gốc Hy Lạp gọi là "garagzi", cửa hàng hamburger gọi là "hembeka".
Một cư dân trong viện dưỡng lão tên Sophia mô tả phiên bản tiếng Hy Lạp của chữ garden.
“Trong tiếng Hy Lạp chúng tôi gọi khác, lần đầu tiên chúng tôi gọi nó là 'yardi', chúng tôi đi đến 'yardi', bởi vì chúng tôi không thể đánh vần garden. Nó không phải là tiếng Hy Lạp, đó là tiếng Anh kiểu.. Hy Lạp, chính xác là vậy" Sophia
Giáo sư Ingrid Pillar nói rằng sự lai tạo này phổ biến ở cộng đồng người nước ngoài..
Sự trao đổi hai chiều của ngôn ngữ
Theo giáo sư Pillar, tại Úc chúng ta ngày càng có nhiều ngôn ngữ hơn, nhưng đồng thời những người trong chúng ta không nói được những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh ngày càng tiếp xúc với các từ và thành ngữ từ các ngôn ngữ khác.
Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng của Úc nhưng ngày càng thấy xuất hiện nhiều hơn, một loại tiếng Anh- Úc với những ảnh hưởng từ tất cả các loại ngôn ngữ khác và thực sự khác với các ngôn ngữ tiếng Anh khác - như tiếng Anh kiểu Mỹ, tiếng Anh của chính quốc Anh.
Giáo sư Pillar đề cập đến hiện tượng này như là một hiện tượng "vay mượn văn hoá" trong khi một số từ ngữ được du nhập vào đang mở rộng ra ngoài các cộng đồng văn hoá.
"Từ từ chúng ta cũng thấy những từ tiếng Ả Rập, ví dụ như 'halal', có trong từ điển Úc - 'yalah,' habib, đai loại'những chữ đó. Bạn không cần phải thông thạo tiếng Ả Rập để hiểu bạn nghe bạn bè ở trường nói những chữ đó, và điều này thực sự xảy ra với những người trẻ hơn là người lớn tuổi" Giáo sư Pillar.
Ca sĩ người Úc gốc Ai cập Akmal Saleh cho biết những chương trình như “Here Come the Habibs” và SBS Pizza của SBS đang giúp đưa những chữ mới vào kho tiếng Anh kiểu Úc, mặc dù thật buồn cười khi nghe dân Anglosaxon nói những chữ đó.
Saleh nói rằng lớn lên trong một môi trường đa văn hóa có nghĩa là ông đã có thể thu nhận những từ ngữ khác nhau và biểu hiện từ các nền văn hoá khác nhau (chỉ một số thôi chứ không phải tất cả).
“Khi tôi còn đi học, mọi người đều biết những câu chừi thề bằng tiếng Hy Lạp và bằng tiếng Ả rập vì tôi học trong một trường thực sự là đa văn hóa.
Đó là tất cả những từ ngữ chửi thề mà mọi người đều biết. Và những thứ như show 'Pizza', tôi muốn nói là những người trong show 'Pizza' đâu phải tất cả là người Ả Rập.
Tôi nghĩ chỉ có một người trong số họ thôi, nhưng mấy nhà văn viết kịch bản chính là người Thổ Nhĩ Kỳ và người Maltese và họ không nói tiếng Ả Rập nhưng bằng cách nào đó họ đã viết hoa những từ này như 'habib' và những chữ chửi thề bằng tiếng Ả Rập - họ biết rằng những tiếng này rât thông dụng rất nổi tiếng và khán giả nhận ra ngay mặc dù họ không nói được ngôn ngữ đó".
Khi các câu “Khỏe không”, “Xin chào”, “Mắc quá” trở nên thông dụng ở xã hội Úc.
Maria Trần người Úc gốc Việt 32 tuổi và bạn bè của cô tụ tập tại một nhà hàng ở ngoại ô Cabramatta ở Tây Nam Sydney.
Theo cuộc điều tra dân số mới nhất, di dân gốc Việt chiếm một phần ba dân số của Cabramatta và hơn 40 phần trăm cư dân ở đó nói tiếng Việt.
Maria giải thích ý nghĩa của chữ 'Vô'.
"Vô!" Chúng tôi dùng chữ này khá nhiều trong các ngày kỷ niệm, sinh nhật, tiệc tùng, đám cưới. Mọi người sẽ cụng ly và họ sẽ nói, một, hai, ba 'Vô!' và họ sẽ uống cạn với nhau” Maria Trần.
Bạn của Maria, Phillip, nói rằng cộng đồng người Việt cũng có một phiên bản riêng của ' G'day mate' là "Xin Chào".
Trong khi Kelvin Nguyễn nói rằng một cộng đồng rộng lớn không phải người Việt đang dùng một số ngôn ngữ của người Việt.
Như câu “Mắc quá’
Một chủ nhà hàng cho biết, thường xuyên nhân viên hội đồng thành phố Faifield xuống kiểm tra vệ sinh, và thường hỏi xem chúng tôi đã trả bao nhiêu cho nhân viên quét dọn.
Khi được biết là 500 đô la, họ thốt lên “Mắc quá” bằng tiếng Việt hẳn hoi.
Không biết học học được từ bao giờ mà hay vậy?
Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/Vietnamese