Mở cửa hoạt động, đừng mở cửa cho coronavirus

Closed businesses are seen at the Queen Victoria Building in Sydney, Wednesday, May 13, 2020. (AAP Image/Dan Himbrechts) NO ARCHIVING

Closed businesses are seen at the Queen Victoria Building in Sydney Source: AAP

Trong lúc nước Úc vừa vui mừng vừa hồi hộp nới lỏng các biện pháp ngăn cách để cho phép nhà hàng và các dịch vụ mở he hé cửa đón khách thì chính phủ cũng đang căng mình chờ xem chuyện gì xảy ra trong 14 ngày tới. Các giới thẩm quyền nhắc người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ khoản cách bởi con virus vẫn nhởn nhơ ở ngoài.


Trên khắp nước Úc, công chúng đang được phép thận trọng trở lại những hoạt động mà họ đã bị cấm trong suốt hơn một tháng qua vì dịch bệnh. 

Các hàng quán, tiệm cà phê và Pubs bán rượu đang làm được làm nhiều hơn một chút so với trước kia chỉ được nhận takeaways.

Việc tập thể dục có thể có thêm người tập chứ không chỉ tập một mình như suốt 6 tuần qua. 

Tuy nhiên, công chúng vẫn được khuyên cần phải tuân thủ những biện pháp giữ khoản cách, và vẫn để ý giữ gìn cho mình và cho cộng đồng.

Phó Giáo sư Sanjaya Senanayake, Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc Gia (Australian National University) nói với SBS news rằng đây chưa phải là lúc thể thư giãn và lơ là với con coronavirus.

“Chúng ta cần phải hiểu rằng con virus này không tự nhiên biến mất. Chúng ta vẫn chưa nắm bắt được nó. Chúng ta chỉ có thể ngăn chặn nó với rất nhiều nỗ lực của cộng đồng và quốc gia.  Thực tế là, con virus vẫn còn đang ở ngoài kia. Nó vẫn có khả năng làm bùng nổ sự lây nhiễm nếu người bị nhiễm đi lại và tiếp xúc với nhiều người khác, một khi họ không tuân thủ các biện pháp giữ khoản cách xã hội.”

Tại Anh, Giám đốc Dịch Vụ Y tế Quốc gia, Giáo sư Stephen Powis nói rằng việc đưa vào thực hiện các biện pháp khoản cách xã hội từ hồi giữa tháng Ba đã giúp làm giảm sự lây lan của con virus, và số ca tử vong, do đó tránh được những hoàn cảnh thương tâm nhất.

“Về câu hỏi xung quanh việc dự đoán số ca tử vong, cho đến nay dự báo về tình hình tồi tệ nhất từ Sage đưa ra lúc ban đầu là thuyết phục nhất. Dự báo này cho thấy có ít nhất nữa triệu người chết nếu như không làm gì cả để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Do đó mà thực tế cho thấy, biện pháp giữ khoản cách xã hội đưa vào thực hiện vào hồi giữa tháng Ba đã giúp kiểm soát được sự lậy lan của con virus. Bằng chứng là đến giữa tháng Tư chúng ta đã nhìn thấy có hàng ngàn ca tử vong và con số này thấp hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Đó là nhờ vào các biện pháp khoản cách xã hội. Nó đã giúp giảm thiểu sự thiệt hai.” 

Như vậy thì cần phải giữ khoản cách bao nhiêu là an toàn một khi mở cửa trở lại? 

Giáo sư Tobias Welte, Chủ nhiệm khoa Phổi và Bệnh Truyền Nhiễm (Pulmonary and Infectious Diseases) Tại Trường Y Dược thuộc đại học Hanover ở Đức, ông đồng thời cũng là chủ tịch Hiệp Hội Hô Hấp Châu Âu (European Respiratory Society).

Ông nói rằng mỗi lần chúng ta thở ra, hơi thở của chúng ta chứa những hạt hơi nước aerosol trong đó mang theo những vi khuẩn và những giọt li ti mang virus. Để có thể hiểu rõ cách thức lây lan của COVID-19 như thế nào, các nhà khoa học cần phải biết được một giọt nhỏ li ti chứa bao nhiêu con virus.

"Những gì chúng tôi không biết và chưa tìm ra được đó là số lượng virus có trong cùng một hạt hơi nước li ti (aerosol drops) từ hơi thở người thở ra. Với những virus cúm và virus lưu trú ở mũi thì chúng tôi biết, và biết rằng nó chiếm một con số rất cao. Với coronavirus thì nó có vẻ thấp hơn, nhưng cần bao nhiêu con coronavirus để có thể làm lây nhiễm bệnh thì chúng tôi vẫn chưa biết." 

Tại các thành phố lớn đông dân như Sydney hay Melbourne đang bắt đầu quay lại làm việc và các văn phòng và nhà máy và nhà bán lẻ vẫn phải tuân thủ các biện pháp giữ khoản cách an toàn.

Các hệ thống giao thông công cộng đang vận chuyển hàng ngàn người khắp các thành phố.

Gs. Welte nói, mọi người không phải lúc nào cũng thở đều như nhau. Khi tập thể dục thì người ta thở nhanh và mạnh hơn, nói chuyện cũng thở khác với không nói chuyện. 

"Nó tuỳ thuộc vào hoạt động mà bạn đang làm. Nếu như bạn đang làm công việc phải nói rất nhiều, bạn đang thải ra rất nhiều những giọt nước nhỏ vào không khí xung quanh và đồng thời cũng hít vào rất nhiều. Nếu bạn đang ngồi tại bàn làm việc và không nói chuyện, thì bạn hít thở một số lượng ít hơn nhiều so với khi nói."

Vấn đề ủ bệnh của COVID-19 là điều mà đến nay các nhà khoa học vẫn còn chưa hiểu rõ cơ chế của nó. Thời gian ủ bệnh của coronavirus có thể kéo rất dài cho đến khi bạn nhận ra mình bị nhiễm.

Vì vậy, kết quả từ việc nới lỏng đóng cửa không nhìn thấy liền trong ngày một ngày hai mà sẽ nhìn thấy sau hai tuần nữa và xa hơn.

Điều này càng khiến việc giữ khoản cách xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ khoản cách hơi thở vẩn vơ trong không khí đến giờ vẫn chưa tính toán đích xác do điều kiện không khí mỗi nơi mỗi khác.

"Nó không rõ ràng rành mạch như trắng với đen mà nó lẫn lộn các gam màu xám trong việc tính toán đường đi của hơi thở. Nếu bạn đang đi cùng một người mà người đó không làm gì cả, chỉ im lặng và đi thì nguy cơ bị lây nhiễm của bạn thấp. Tuy nhiên, nếu người đó nói chuyện, to tiếng, ho hen nhảy mũi hay sụt sịt thì nguy cơ của bạn tăng cao."

Gs. Leo Heunks là chuyên gia về hô hấp làm việc tại khoa chăm sóc đặc biệt ở đại học Tự Do Amsterdam (Free University of Amsterdam).

Ông nói không có gì có thể thay thế biện pháp giữ khoản cách xã hội.

"Khoản cách chính xác là bao nhiêu thì vẫn còn tuỳ thuộc vào cách bạn thở và mức độ hoạt động của bạn. Tất nhiên nếu như bạn đang tập luyện thể thao hay đang tập thể dục thì lượng hơi thở bạn hít vào thở ra sẽ lớn hơn và mạnh hơn. Số các giọt nhỏ li ti cũng sẽ bắn xa hơn trong không khí. Vì vậy tôi nghĩ khoản cách 1.5 metres là khả dĩ an toàn để hạn chế sự lây lan dịch bệnh."
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn. 

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080. 

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000. 

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:  



Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share