Phản ứng lẫn lộn khi Trump viếng địa điểm nổ súng

A man holds a sign to protest the visit of President Donald Trump to El Paso

A man holds a sign to protest the visit of President Donald Trump to El Paso Source: AAP

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump viếng thăm Texas và Ohio để tỏ lòng thương tiếc với 31 nạn nhân thiệt mạng, nhưng một số người đổ lỗi cho vụ thảm sát là do những ngôn từ của ông.


Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump đã viếng thăm địa điểm nơi xảy ra hai cuộc thảm sát, khiến 31 người chết và hàng chục người khác bị thương.

Đầu tiên ông ghé lại Dayton thuộc Ohio, nơi có 9 người chết hôm chủ nhật, một vụ xả súng diễn ra chỉ vài giờ sau khi có 22 người bị bắn chết tại El Paso ở Texas.

Trong khi động lực đằng sau vụ nổ súng tại Dayton vẫn chưa được xác định, các nhà điều tra tin rằng kẻ nổ súng tại El Paso là một kẻ theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng và động lực là sự thù ghét di dân.

Sựi hiện diện của Tổng thống tại cả hai thành phố, nhận được sự tiếp đón khác biệt.

Một cử tri Cộng hòa bỏ phiếu cho ông Trump là William McNamara ca ngợi Tổng thống với chuyến viếng thăm nầy.

“Quả thực sự tốt đẹp khi Tổng thống mất một ngày của ông, đến đây để gặp gỡ các gia đình nạn nhân tại khu vực nầy, cũng như mang lại niềm vui sống cho những người mất đi người thân trong gia đình và các bạn bè của họ”.

Trong khi đó, một người ủng hộ ông Trump khác là Steve cho biết ông ngạc nhiên một cách thích thú khi Tổng thống đến đây, đặc biệt khi vụ nổ súng mới vừa xảy ra.

“Tôi không nghĩ ông nên trở lại Dayton, kể từ khi ông bị tấn công như thế này chỉ trước khi bầu cử, quí vị biết không".

"Nay thì ông ta có mặt tại đây, quả là một dịp đau buồn cho việc tiếp đón long trọng nầy. Thế nhưng dù sao ông ta đã đến đây, khu vực mà tôi sinh sống”, Steve.

Thế nhưng không phải mọi người đều hoan nghênh, với một số người dân cũng như chính trị gia chống lại cuộc viếng thăm của ông Trump, khi đổ lỗi cho những ngôn từ của ông trong việc xem chuyện thượng tôn da trắng là chuyện bình thường.

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ ở Texas tổ chức một cuộc biểu tình chống lại ông Trump, khi Tổng thống đáp xuống El Paso.

Thành viên của Liên đoàn là bà Adri Perez nói rằng, chính phủ Trump đã cỗ võ cho việc chống di dân và các chính sách kỳ thị vốn tạo ra những thù hận.

“Kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa da trắng thượng tôn không bắt đầu với ông Trump. thế nhưng trong một thí dụ rõ ràng đã nêu bật vì sao cá chứng khoán chúng ta cần quan tâm đến từ ngữ sử dụng".

"Họ cần nói về sự bạo động do cao nguyên da trắng trong cách thức bảo vệ cộng đồng da màu như tại El Paso".

"Trong 26 năm tôi lớn lên tại đây, vốn là một thành phố an toàn nhất nước Mỹ, là do di dân”, Adri Perez.

Tình cảm nầy cũng được ứng cử viên đảng Dân chủ chia sẻ là Thượng nghị sĩ Cory Booker.

Tuyên bố về vụ thảm sát tại El Paso, ông cho biết những tình cảm chống di dân không bắt đầu với kẻ nổ súng, thế nhưng đó là ý niệm mà ông Trump luôn đề cập trong chính sách cuả ông.

“Hành động chống người gốc châu Mỹ La tinh, cũng như ghét bỏ di dân mà chúng tôi chứng kiến, đã không bắt đầu với bàn tay bóp cò khẩu súng".

"Nó không bắt đầu khi một tên duy nhất chủ trương da trắng độc tôn, nhảy vào xe rồi lái đi 10 tiếng đồng hồ, để giết hại càng nhiều người càng tốt".

"Hành động đó đã được gieo trồng trong mảnh đất mầu mỡ, được gieo trồng với văn phòng cao cấp nhất của đất nước chúng ta, qua các trang tweet và những lời nói thù hận, rồi cuối cùng gây nguy hiểm cho bao nhiêu sinh mạng con người tại nước nầy. Những người da màu, cũng như di dân của tất cả chúng ta”, Cory Booker.
"Chúng ta sống ở một đất nước, nơi chúng ta có một vị tổng thống chuyên phá hoại các cộng đồng như thế này, người chuyên phỉ báng những di dân”, Beto O'Rourke.
Trong khi đó, ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ và cũng là cựu phó Tổng thống Joe Biden cũng tin rằng, Tổng thống chịu trách nhiệm một phần cho vụ bạo động.

“Vị Tổng thống đã quạt thêm vào ngọn lửa của chủ thuyết da trắng thượng tôn tại đất nước nầy".

"Sự kiện thiếu năng lực của ông, với cặp mắt lờ đờ thốt ra những lời lẽ của riêng ông, lên án những kẻ da trắng thượng đẳng".

"Tôi không tin việc nầy có thể gạt được ai, tại Mỹ hay ở ngoại quốc. Thực vậy, chúng ta có một vị Tổng thống có miệng lưỡi ác độc, đã công khai cũng như không hề xin lỗi về chiến thuật thù hận, kỳ thị và chia rẽ”, Joe Biden.

Còn Tổng thống Trump bác bỏ các cáo buộc mà ông cho rằng, đó là một âm mưu của phe đối lập nhằm hạ thấp uy tín của ông, để có lợi về mặt chính trị cho họ.

Ông cho biết, ông quan ngại về sự thù hận ngày càng gia tăng tại Mỹ và ông muốn mọi người biết việc nầy sẽ không được tha thứ.

“Tôi quan ngại về sự gia tăng của bất cứ nhóm thù hận nào, tôi không thich chuyện nầy".

"Bất cứ nhóm thù ghét nào, dù là thượng tôn da trắng hay các loại thượng tôn khác, dù là chống lại người Mỹ gốc Phi châu hay bất cứ nhóm thù hận nào khác. Tôi rất lo lắng về chuyện nầy và sẽ có hành động về chuyện nầy”, Donald Trump.

Trong khi đó, nhiều người hy vọng Tổng thống sẽ giữ lời hứa hành động, trong việc biến luật lệ về súng đạn chặt chẽ hơn.

Cử tri đảng Cộng hòa là ông William McNamara cho biết , bất chấp quí vị ủng hộ ai về mặt chính trị, thì luật lệ khắt khe hơn về súng đạn là chuyện tối cần thiết.

“Tôi không cần biết quí vị thuộc đảng nào, Cộng hòa hay Dân chủ, chúng ta gần kiểm soát súng đạn trên đất nước nầy và đó là việc chúng ta phải làm".

"Mọi chuyện quả thật rấr tệ hại, mọi người lo sợ khi rời khỏi nhà, quả là quá đáng”, William McNamara.

Đặc biệt cử tri và các chính trị gia hiện kêu gọi, phải có việc bó buộc kiểm tra lý lịch của những người mua súng.

Dân biểu đảng Dân chủ là ông Elijah Cummings quyết tâm muốn thấy đạo luật được thông qua.

“Người dân Mỹ van nài chúng ta, hơn là các ý tưởng và lời cầu nguyện của họ".

"Họ muốn hành động và họ muốn làm ngay bây giờ, bởi vì quí vị biết, đây là khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử chúng ta".

"Đó là lý do vì sao tôi cùng bảo trợ dự luật Kiểm soát Lý Lịch của lưỡng đảng, theo đó đòi hỏi việc kiểm tra lý lịch về vũ khí, chuyển giao giữa các cá nhân với nhau”, Elijah Cummins.

Tổng thống Trump cho biết ông tin rằng, hiện có đủ sự ủng hộ trong Quốc hội để thông qua dự luật như vậy.

Tuy nhiên ông nói rằng, việc ngăn cấm súng trường loại tấn công như được dùng trong các vụ nổ súng, không được giới chính trị quan tâm đầy đủ.

“Tôi chỉ làm những gì tôi có thể làm, tôi nghĩ có một sự khao khát phải làm những điều gì liên quan đến việc chắc chắn rằng, những kẻ tâm thần không ổn định, những kẻ bị bệnh nặng không thể mang súng".

"Tôi chưa bao giờ chứng kiến nhiều khát vọng lớn lao như lúc nầy. Tôi chưa hề thấy chuyện nầy liên quan đến một số loại vũ khí như vậy”, Donald Trump.

Trong khi đó, ứng cử viên Tổng thống thuộc đảng Dân chủ và là cựu dân biểu Texas, ông Beto O’Rourke chỉ trích sự đáp ứng của Tổng thống.

Ông nói rằng, Tổng thống nên có hành động tức khắc để thắt chặt luật lệ súng đạn sau vụ thảm sát nói trên.

“Mặc dù chúng ta có thể an toàn và mặc dù chúng ta có thể trân trọng sự kiện, chúng ta là một cộng đồng người nhập cư, chúng tôi sống ở một đất nước không an toàn, từ chối thông qua luật pháp để chấm dứt bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ".

"Chúng ta sống ở một đất nước, nơi chúng ta có một vị tổng thống chuyên phá hoại các cộng đồng như thế này, người chuyên phỉ báng những di dân”, Beto O'Rourke.

Mặc dù đã xảy ra vụ nhiều mạng người mất đi trong các vụ thảm sát tại Dayton và El Paso, người ta vẫn chưa rõ liệu luật lệ về súng đạn có được thay đổi hay không, với lịch sử nước Mỹ ủng hộ quyền được ghi trong Hiến Pháp cho phép công dân Mỹ mang súng.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share