Báo cáo của OECD: Học sinh di dân áp đảo học sinh Úc về học lực

Yousif Barbo (on right) and a classmate

Yousif Barbo (on right) and a classmate (SBS).jpg Source: SBS

Trẻ em của các gia đình di dân Ấn Độ, Trung Quốc và Philipin đang dẫn đầu về đạt kết quả học tập tốt hơn so với các bạn học người Úc. Báo cáo mới nhất của OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế các nước cho thấy những học sinh mới định cư tại Úc có nhiều khát vọng nghề nghiệp tương lai cũng như gắn bó với trường lớp và có ý thức mạnh mẽ về việc học tập cao hơn hẳn các em còn lại.


 

Nhiều trường học ở Úc là nơi mà các nguồn văn hóa khác nhau có thể hòa trộn và là phản ánh sinh động của sự đan dạng về văn hóa cũng như sắc dân của xã hội Úc ngày nay.

Yousif Barbo, người vừa định cư tại Sydney sau khi từ Iraq cùng cha mẹ nói rằng em yêu thích hệ thống giáo dục của Úc.

"Hệ thống ở đây hỗ trợ rất nhiều cho những người trẻ của tương lai. Họ ủng hộ hết mình cho học sinh học hành để đạt được ước mơ tương lai của mình, trong khi trường cũ của tôi ở trong nước dù họ cũng đã có một số hỗ trợ, nhưng không tốt và nhiều như ở đây. "

Peter Wade là hiệu trưởng của Trường Trung học Patrician Brothers' College ở Sydney có học sinh từ hơn 38 quốc tịch khác nhau.

Ông Wade nói rằng trường cách làm việc của trường là phải bảo đảm là sao mà những em học sinh mới đến Úc cảm nhận được sự nâng đỡ hòa đồng.

Mục đích là để các em có thể hòa nhập vào trong trường học nhanh nhất và cảm thấy mình quen thuộc với trường lớp bạn bè để có thể tăng tốc học tập tốt.

"Nhiều người trong số cha mẹ của các em khi di dân đến đây họ đã có một nền tảng giáo dục từ nước của họ và họ chắc chắn muốn con trai của họ học tốt, thích thú với việc học để tạo cho mình một hướng đi trong tương lai, cũng như hướng phát triển của mình.

Chúng tôi có rất nhiều gợi ý học tập để các em có thể chọn lựa hướng phát triển nghề nghiệp cho mình các em học sinh có thể đăng lý học nghề hay học nâng cao để vào đại học tùy theo sức của các em. "

Bản đánh giá giáo dục đối với người di cư mà OECD mới công bố có tựa đề "Tính kiên trì của học sinh có nền tảng di dân" đã cho thấy học sinh di dân thường có điểm số cao hơn học sinh sinh ra tại Úc.

OECD la Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: một tổ chức kinh tế liên chính phủ với 35 quốc gia thành viên, được thành lập vào năm 1961 để kích thích tiến bộ kinh tế và thương mại thế giới.

Nếu tính về kha năng học hành và phấn đấu của học sinh di dân tức bản thân các em không sinh ra tại học chứ không phải cha mẹ các em thì Úc đứng thứ 7 trên tổng số 64 quốc gia được đánh giá là có thành tích học tập tốt.

Kết quả này xếp trên New Zealand, Anh và Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Emma Campbell là Giám đốc điều hành của Liên đoàn Hội đồng Dân tộc của Úc nói rằng đó là một ví dụ cho thấy người nhập cư ảnh hưởng tích cực đến xã hội Úc như thế nào.

"Chúng ta nên lấy điều này để hoan nghênh sự đóng góp mà người nhập cư mang đến Úc. Chất lượng học tập của các em đến từ các gia đình di dân mới, qua các con số thống kê loại này cũng đã phản ánh luôn sự ảnh hưởng của người nhập cư trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế và xã hội của chúng ta".
Báo cáo cũng cho thấy trẻ em từ một số nhóm di cư nhất định có kết quả tốt hơn những nhóm di dân khác.

Những người đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines đã vượt trội so với các bạn học ở Úc trong khi những người ở New Zealand và Anh Quốc ít có khả năng đạt được các tiêu chuẩn cơ bản.

Học sinh di cư cũng có nhiều hoài bão về nghề nghiệp như muốn trở thành nhà quản lý, thành các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên lành nghề cáo hơn 11% so với các em học sinh khác.

Có tới 40% trong số di dân của những năm gần đây có trình độ học vấn cao vượt mức cần thiết, gấp 4 lần số những người Úc bản xứ.

Với một số người đến Úc đi học không chỉ được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến, mà còn là một cơ hội cầm trong tay chiếc vé ở lại Úc làm việc rồi định cư những năm sau đó.
Việc dầu tư cho con học ngay từ đầu bằng cách di dân hay gởi con đến Úc học là một trong nhưng chọn lựa cảu các bậc phụ huynh.

Tiến sĩ Campbell nói rằng bà không ngạc nhiên, vì hầu hết cha mẹ di cư muốn tương lai tốt nhất cho con cái của họ và đó là lý do chính để họ di dân tới Úc nơi có thể cho con họ có một nền giáo dục tốt hơn quê nhà của họ như cách họ giải thích về lý do di dân.

"Các gia đình di dân luôn tỏ ra rất chú trọng chuyện học tập của các con của họ và họ cũng rất quyết tâm khi tận dụng tối đa những cơ hội mà họ có được từ hệ thống giáo dục tuyệt vời của Úc để cung cấp con họ một nền tảng giáo dục tốt nhất mà họ có thể ".

Theo số liệu mà các chuyên gia luật của trường Đại học NSW công mỗi năm Úc có khoảng 200.000 người nhập cư theo diện thường trú nhân và thêm khoản 600.000 người nhập cư theo thị thực tạm thời.

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share