Cuộc nội chiến tại Yemen đã làm hơn 10.000 người thiệt mạng, và khiến hơn 2 triệu người phải di tản, đưa đất nước này đến bờ vực của nạn đói.
Tổng thư ký về các vấn đề nhân đạo, Mark Lowcock, phát biểu với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York, cho biết trước khi chiến tranh nước này dựa vào hàng nhập khẩu để trang trải 90% lương thực chính.
Và cùng với lương thực, gần như tất cả các nhu cầu về thuốc men và nhiên liệu tại nước này cũng từ nguồn nhập khẩu nước ngoài.
Trong suốt cuộc xung đột, nhập khẩu đã bị gián đoạn nghiêm trọng.
"Thiếu hụt thương mại và sự chậm trễ tại các cảng đã dẫn đến sự gia tăng mạnh về giá thực phẩm và đồ dùng gia đình. Các cảng là tuyến đường huyết mạch của Yemen.
"Chúng tôi đang làm phần của mình để đảm bảo các cảng này có thể hoạt động bình thường. "
Liên hợp quốc cho biết hơn 22 triệu người trong tổng số 25 triệu dân Yemen cần sự trợ giúp nhân đạo, trong đó có 11 triệu người đang cần cấp thiết.
Ông Lowcock nói rằng có một nguy cơ nghiêm trọng khác là dịch tả mà nếu không can thiệp hỗ trợ kịp thời thì khó khăn sẽ còn nhiều hơn nữa.
"Trước mắt chúng tôi vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn.Trừ khi các bước được thực hiện ngay tại các quận huyện khó khăn nhất, chúng tôi còn có một nguy cơ khác là bệnh dịch tả tả.
"Năm ngoái, dịch tả và tiêu chảy đã làm ảnh hưởng hơn một triệu người tại đây. "
Một cuộc chiến ủy nhiệm đang diễn ra ở Yemen giữa Iran và Ả-rập Xê-út.
Nói cuộc chiến ủy nhiệm là bởi vì hai phe trong Yemen nhờ hai liênminh bên ngoài đánh nhau giúp họ.
Một bên là liên minh quân đội do Ả rập chỉ huy đã can thiệp vào Yemen vào năm 2015, ủng hộ các lực lượng của chính phủ chống lại quân nổi dậy Houthi vốn được Iran ủng hộ.
Iran đã bác bỏ rằng họ có cung cấp vũ khí cho Houthis.Tuy nhiên, đại sứ Mỹ tại U-N Nikki Haley đã lên án Iran là đã cung cấp vũ khí cho phiến quân Houthi.
"Iran và Houthis đặc biệt cần hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm túc mà chúng ta nói đến hoạt động gây bất ổn của họ.
"Chỉ vì mục đích hòa bình không có nghĩa là chúng ta quay mặt đi khi họ thực hiện các bước làm cho cuộc chiến này trở nên tồi tệ hơn.
"Để đạt được hòa bình lâu dài ở Yemen, Iran phải ngừng can thiệp vào và phải ngưng vi phạm lệnh cấm vận vũ khí mà hội đồng đã đưa ra. "
Houthis đã nhiều lần bắn hỏa tiễn vào Ả-rập Xê-út, mà các chuyên gia Hoa Kỳ và U-N nói có nguồn gốc các hỏa tiễn này là từ Iran.Iran phủ nhận cáo buộc trên.
Đặc phái viên của U-N tại Yemen Martin Griffiths nói cuộc xung đột chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại.
"Một thỏa thuận chính trị được đàm phán thông qua đối thoại trong nội bộ Yemen là cách duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột Yemen và rốt ráo giải quyết khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra.
"Tất cả các bên trong cuộc xung đột cần phải từ bỏ những điều kiện đặt ra trước đó để ngồi vào đàm phán."
Ông Griffiths nói ông dự định đưa ra hội đồng, trong vòng hai tháng tới, một giải pháp mới cho các cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, ông bày tỏ mối quan ngại về các báo cáo chưa được xác nhận về sự gia tăng các phong trào quân sự ở Yemen và khả năng hoạt động quân sự này xung quanh các cảng.
Ông Griffiths cho biết bất kỳ hành động như vậy có thể phá hoại tiến trình đàm phán hòa bình.
"Tôi tin rằng có một mối nguy hiểm thực sự của việc này. Tất cả chúng ta đều cần khẩn trương và sáng suốt để tìm cách để giảm bớt nguy cơ khiến làm thay bình diện đàm phán hòa bình và làm giảm hy vọng của đa số người dân Yemen."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại