Liên đoàn các Cộng đồng Sắc tộc Úc châu hay FECCA, đã biên thư đến Liên đảng, Lao động, cũng như đảng Xanh yêu cầu cam kết về 10 lãnh vực trong chính sách, trước cuộc bầu cử liên bang sắp diễn ra.
Liên đoàn các Cộng đồng Sắc tộc Úc châu hay FECCA hiện kêu gọi các đảng phái chính, hãy chấp nhận căn bản chính sách, đáp ứng với sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ của nước Úc.
READ MORE
Bầu cử Liên bang 2016
Được xem là một ưu tiên hàng đầu, FECCA xác định việc thiết lập một Đạo luật Đa văn hóa, để thể hiện chính sách đa văn hóa trong luật pháp.
Liên đoàn cho biết, việc thể hiện chủ thuyết đa văn hóa bằng luật lệ, sẽ bảo đảm đường lối tổng quát cuả chính phủ, đối với các vấn đề liên quan và ảnh hưởng đến các cộng đồng, có nguồn gốc không nói tiếng Anh.
Chủ tịch Liên đoàn là ông Joe Caputo nói rằng, tổ chức nầy đã biên thư đến Liên đảng, Lao động và đảng Xanh, đê xem lập trường của họ về vấn đề nầy như thế nào, trước ngày diễn ra cuộc bầu cử 2 tháng 7.
Liên đảng cho FECCA biết rằng, các luật lệ và chính sách hiện hữu là đầy đủ.
Còn Lao động hứa hẹn, tái lập Văn phòng Đa văn hóa sự vụ thuộc Bộ Xã hội, và đầu tư 24 triệu đô la để cải thiện Chương trình Anh ngữ cho các Di Dân lớn tuổi, trong khi đó, gia tăng sự hỗ trợ cho các chương trình tham gia công việc và chiến thuật chống kỳ thị của Ủy hội Nhân quyền.
Ông Caputo cho biết, các đáp ứng nói trên là không đầy đủ.
"Trên khuôn khổ luật pháp về đa văn hóa, cả hai chính đảng tỏ ra lãnh đạm và không đáp ứng như chúng tôi mong đợi".
"Chỉ có đảng Xanh đồng ý về một khuôn khổ như vậy, họ sẽ ủng hộ việc nầy hoàn toàn".
"Cả Liên đảng lẫn Lao động, dường như không có ý định thay đổi chính sách trong lãnh vực nầy".
Còn đảng Xanh là đảng duy nhất, ủng hộ đề nghị của FECCA, đối với một khuôn khổ cho chính sách toàn quốc về vấn đề ngôn ngữ.
FECCA muốn thấy một chính sách ngôn ngữ có quan tâm đến nhu cầu kinh tế của Úc, cũng như vị trí của việc học tập ngôn ngữ và duy trì bản sắc và phát triển văn hóa.
Liên đoàn kêu gọi, việc giáo dục ngôn ngữ thứ hai có tính cách bó buộc và các biện pháp để hỗ trợ cho các ngôn ngữ đang gặp nguy cơ do ít người xử dụng.
Ông Joe Caputo cho biết, Lao động và Liên đảng dường như không quan tâm đúng mức, trong việc chấp nhận một lập trường về các vấn đề di dân và tỵ nạn trong cộng đồng.
"Tôi cho rằng, Liên đảng và Lao động e ngại những phản ứng từ cộng đồng nếu cuộc khảo sát theo Hiệp hội Scanlon cho thấy 85 phần trăm cộng đồng ủng hộ chủ thuyết đa văn hóa".
"Tuy nhiên tôi không nghĩ điều đó xảy ra, bởi các tiểu bang có đề ra các khuôn khổ luật pháp, thì không gặp những thất bại mà ngược lại, họ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng về vấn đề đa văn hóa".
"Sự hỗ trợ cao hơn nếu như không có điều đó và sự hỗ trợ như vậy và không có sự giới thiệu người phụ nữ nầy vào một Ủy ban, thì điều nầy sẽ rất khó khăn cho các phụ nữ thuộc những nguồn văn hóa và ngôn ngữ khác biệt". Bà Voula Messimeri thuộc Hiệp hội Phúc lợi Những Người Úc gốc Hy Lạp.
Nói chung, FECCA tìm các câu trả lời trong 10 lãnh vực về chính sách, trong số đó có việc chăm sóc cao niên và khuyết tật, bạo hành trong gia đình, tương lai của hệ thống SBS và vấn đề phát thanh cộng đồng.
Liên đoàn cũng thúc giục nên có các thay đổi trong chính sách các gia đình di dân, đặc biệt quyết định dựa trên số lượng di dân nhận vào, qua các đơn xin bảo lãnh người phối ngẫu.
Một điểm đáng chú ý khác, là sự góp mặt của phụ nữ thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh, trong các chức vụ.
Lao động và Liên đảng cam kết, sẽ bảo đảm 50 phần trăm các chức vụ trong chính phủ do phụ nữ nắm giữ, còn phe đối lập cho biết mục tiêu nói trên sẽ đạt được sau ba tháng, nếu Lao động nắm quyền.
Thế nhưng FECCA cho rằng, chính sách bình đẳng phái tính làm ngơ các thách thức đặc biệt đặt ra cho các phụ nữ di dân và tỵ nạn.
Quan điểm nói trên được bà Voula Messimeri chia xẻ, bà nầy thuộc Hiệp hội Phúc lợi Những Người Úc gốc Hy Lạp, có trụ sở tại Melbourne.
Bà là người tham gia trong cuộc nghiên cứu do FECCA tổ chức, liên quan đến sự tham gia của các phụ nữ thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh, vào các chức vụ chỉ huy hay các cơ quan hoạch định chính sách khác.
Bà nói, không có đủ nghiên cứu trong lãnh vực nầy và phần nhiều các thông tin có tính cách rời rạc.
Bà cho biết, cuộc nghiên cứu xác định vài trở ngại đặc biệt, trong đó các phụ nữ đặt ưu tiên cho việc định cư của gia đình lên trên nghề nghiệp của họ, và cảm thấy cơ hội bị giới hạn không liên quan đến khả năng của họ.
"Họ cảm thấy bị phân biệt đối xử một cách công khai hay kín đáo, khiến họ thu vào một nơi chốn an toàn, dưới sự lãnh đạo của những tổ chức về đa văn hóa của cộng đồng".
"Và trong hoàn cảnh đó, họ không muốn trở thành người đứng đầu, thế nhưng họ muốn có mặt trong ban lãnh đạo".
"Họ cảm thấy tài năng và kinh nghiệm của họ, không cần thiết phải xử dụng đến".
Bà cho rằng, ngay cả khi có các kinh nghiệm liên hệ, vẫn khó khăn cho các phụ nữ thuộc các nguồn gốc ngôn ngữ và văn hóa khác biệt, có thể thăng tiến trong xã hội.
"Điều nầy tồn tại rất nhiều, qua việc tham vấn các vị cố vấn có nhiều ảnh hưởng, họ thường cung cấp cho giới phụ nữ một con đường để trở thành một thành viên hoặc là những chức vụ lãnh đạo".
"Sự hỗ trợ cao hơn nếu như không có điều đó và sự hỗ trợ như vậy và không có sự giới thiệu người phụ nữ nầy vào một Ủy ban, thì điều nầy sẽ rất khó khăn cho các phụ nữ thuộc những nguồn văn hóa và ngôn ngữ khác biệt".