Mái ấm gia đình: Chìa khóa cho hạnh phúc gia đình

1.jpg

Thế giới nội tâm, sức khỏe và tài chính là những yếu tố giúp gia đình cảm thấy luôn đủ đầy và hạnh phúc. Credit: Coach Linh Le

Trong năm mới, cùng chuyên gia tham vấn Linh Lê nhìn lại những điều mà cha mẹ có thể thay đổi để giúp gắn bó hơn với con cái và xây dựng mối quan hệ đậm sâu hơn với người bạn đời.


Thời gian không phải là vấn đề của hạnh phúc

Sau một năm tất bật, nhiều gia đình coi năm mới như một khoản thời gian đoàn tụ để kết nối gia đình.

Nhưng trước hết, thời gian có thật sự là lý do cuả mối quan hệ tốt hoặc không tốt hay chăng? Có phải là ai bận rộn cũng không có mối quan hệ tốt với gia đình hay không?

 Vậy bạn hãy hỏi lại, có phải có thời gian thì mình có hạnh phúc? Rõ ràng trong thời gian Covid, mọi người có thời gian với nhau, nhưng nhiều gia đình bị vơi đi hạnh phúc.

Nhiều người cho rằng vì mình không có thời gian nên mối quan hệ không được tốt trong gia đình, nên họ phải cố gắng dành thời gian đi chơi, holiday… Nhưng rồi, đi chơi cũng cãi nhau, bên nhau cũng không cảm thấy gần gũi hay bình an.

Do vậy Linh xin được nhấn mạnh điểm THỜI GIAN KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ CHÍNH cuả sự thiếu kết nối.

Bốn yếu tố tạo nên một mái ấm gia đình

Ngoài mối quan hệ, mình còn cần có Sức Khoẻ,Tài Chính và nền tảng là thế giới Nội Tâm.

Bất cứ một khó khăn nào của mối quan hệ hoặc sức khỏe hay tài chính cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và hạnh phúc gia đình.

Thế giới nội tâm thì tạo ra thế giới cuả mình bên ngoài, trực tiếp ảnh hưởng đến các mối quan hệ, sức khỏe và khả năng tài chính của mình có thể tạo ra.
Khi nền tảng nội tâm được vững, thì không những mình vượt qua khó khăn, thử thách mà còn taọ ra được các mối quan hệ sâu đậm, sức khỏe bền bỉ và tài chính sung túc.

Bốn điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng duy trì được một gia đình đủ đầy và hạnh phúc.
LISTEN TO
Mái ấm gia đình: Cách xây dựng gia đình an vui ở vùng đất mới? image

Mái ấm gia đình: Cách xây dựng gia đình an vui ở vùng đất mới?

SBS Vietnamese

30/06/202217:59

Chìa Khóa cho sự chuyển hóa: Nghi vấn tích cực

Đây là chìa khóa mà Linh đã học đựơc và đã giúp Linh rất nhiều trong việc chuyển hóa cuả mình và gia đình. Linh tin là mọi người sẽ thấy được sự vi diệu cuả việc này.

Đó là Nghi Vấn Tích Cực, không phải suy nghĩ tích cực.

 Suy nghĩ tích cực là: chuyện gì cũng thấy mặt tốt. Nghi vấn tích cực là những thắc mắc mà lời giải đáp cho mình sự bừng tỉnh (ah ha moment) và quan trọng là ĐƯA MÌNH ĐẾN CÁI MÌNH MUỐN (“Your questions are your answers”). 

Đó là nghi vấn, vậy thế nào là tích cực và tiêu cực.

Linh xin đưa ra ví dụ về NGHI VẤN

1. Làm sao để con hết bực bội cáu kỉnh khi gần mình?

2. Làm sao thay đổi để mối quan hệ với con cái tốt hơn?

3. Làm sao cho con được cảm giác vui vẻ, an toàn, cảm giác được yêu thương và được bao dung, có niềm hy vọng… và được trân trong biết ơn khi bên cạnh mình.

Câu 1 và câu 2 không rõ ràng, và nếu rõ thì cũng taọ ra hình ảnh tiêu cực trong suy nghĩ của mình.

Trong đầu mình chỉ nhìn thấy con/chồng/vợ đang bực bội và mối quan hệ là xấu xí hay chưa được tốt… Do đó, cảm giác của mình sẽ là tiêu cực.

Khi cảm thấy tiêu cực thì bạn thường sẽ không có hành động tích cực. Mà dù có cố gắng hành động tích cực thì người gần mình cũng vẫn cảm thấy nặng nề.

Cả hai đều không đưa mình đến điều mình mong muốn.

Trong khi đó câu số 3: Làm sao cho con được cảm giác vui vẻ, an toàn, cảm giác được yêu thương và được bao dung, có niềm hy vọng…và được trân trọng, biết ơn khi bên cạnh mình.

Câu này vẽ ra một hình ảnh con vui vẻ, tươi rói, bình an, cười nói trong đầu mình, như vậy cảm giác của mình là tích cực, hứng khởi. Khi đó, mình sẽ có nhiều năng lượng để nói và làm những điều cần thiết để biến hình ảnh này thành HIỆN THỰC. Đó là điều mình mong muốn.

Mình sẽ không vưà gặp con đã hỏi về bài vở, hay la mắng con, lúc nào cũng thấy con lười biếng, ở dơ, bảo con đi tắm, dọn phòng…

Khi bên trong mình đang có cảm giác vui vẻ, an toàn, cảm giác được yêu thương và được bao dung, có niềm hy vọngvà được trân trong biết ơn, thì lúc mình nhắc đến bài vở, hay việc tắm rưả dọn dẹp, mình sẽ có cách nói thật yêu thương và bao dung.

Từ đó, các con sẽ cảm nhận được tình yêu thương và lòng bao dung cuả mình trong việc mình nhắc nhở, chỉ bảo con.

Con sẽ không phải gánh cái cảm giác nặng nề trong trách nhiệm cuả mình, vì mình đã buông xuống được. Lúc này trong đầu mình đang chứa đựng hình ảnh vui vẻ, an toàn, cảm giác được yêu thương và được bao dung, có niềm hy vọngvà được trân trong biết ơn, nên những nỗi lo âu cuả mình được gạt qua một bên, không ‘kỳ đà cản mũi’.

Mình có thể nuôi con trong yêu thương và đi đến đích mình mong muốn.

Và trong tích tắc, con sẽ cảm thấy sự nhẹ nhàng, cháu nhận ra sự đơn giản trong việc học hành hay dọn dẹp.

Đó là lý do tại sao cách NGHI VẤN TÍCH CỰC rất quan trọng và rõ ràng là không chỉ ngừng ở tạo dựng mối quan hệ tốt mà gián tiếp ảnh hưởng đến năng lực nuôi dưỡng sức khoẻ và tạo dựng taì chính cuả con sau này.
linh edit.jpg
Chuyên gia tham vấn gia đình Linh Lê.

Biết mình muốn gì

Trọng điểm của nghi vấn tích cực, đó là việc biết mình muốn gì.

Nếu mình chưa rõ mình muốn gì thì hãy thử đặt NGHI VẤN xem, từ từ mình sẽ rõ.

Gần đây Linh học được câu LÀM SIÊNG LÀM RÕ, khi mình biết mình mong muốn điều gì rồi thì hãy LÀM SIÊNG LÀM RÕ mỗi ngày.

Hiện nay, có lẽ mình đang LÀM SIÊNG LÀM RÕ các nỗi lo, nỗi buồn, các khó khăn.

Điều này giống như là mình có một mảnh vườn mà cứ lo tưới đám cỏ dại, trong khi những cây ngon hoa đẹp lại không chiụ đi tìm giống đem về trồng.

Rồi ngồi đó suy nghĩ làm sao diệt cỏ. Mình cứ thử vẽ ra một mảnh vườn thật tươi thật đẹp đi, rồi học hỏi làm cách nào để tạo thành hiện thực. Đừng bỏ tâm đi diệt cỏ, vì cỏ thì lúc nào cũng có, cứ chú ý chăm vườn của mình cho xanh tươi thì sẽ bớt cỏ dại.
Nếu môi trường cuả mình tràn ngập sự vui vẻ, an toàn, yêu thương, lòng bao dung, niềm hy vọng, lòng trân trọng biết ơn, lại có thêm niềm tin vững chắc ở con. Mình rõ ràng về sự khiêm tốn, sống chân thật với chính mình và mở mang trí tuệ cho con thì mình không cần phải nỗ lực vuốt ve mối quan hệ giữa mình và con nữa.
Con có bay xa cỡ nào thì cũng sẽ gần mình, còn không có thì dù ở ngay bên cạnh trong những ngày nghỉ ở khách sạn 5 sao thì vẫn thấy xa.

Mục tiêu trong năm 2023

Năm 2023, Tôi Nghi vấn Tích cực

TÔI LÀM SIÊNG LÀM RÕ ĐIỀU MÌNH MONG MUỐN

Thật ra những điều này không phải mới, và cũng rất đơn giản, nhưng từ khi Linh học hiểu được các tri thức này, Linh đã vỡ ra được rất nhiều điều. Ngày trước thì chỉ biết, mình phải ngừng lại, nếu con khổ, mình khổ thì dù đời cho là đúng, thì vẫn phải ngừng lại, nhưng ngừng lại thì làm gì đây?

Đây chính là nỗi sợ cuả rất rất nhiều cha mẹ ngoài kia, hoạc hiện đang nghe phát thanh cuả SBS, có rất nhiều cha mẹ đồng cảm với Linh khi Linh chia sẻ chặng đường làm mẹ chạy theo thành tích cuả Linh, con khóc như thế nào, mặt mày căng thẳng hằn học ra sao, nhưng họ cũng chỉ gật đầu trong thinh lặng, tặng cho Linh câu ‘can đảm’, họ về nhà, bớt la con cái được vài ngày, rồi đâu lại vào đấy.

Vì họ không biết, nếu không làm thế thì phải làm gì.
LISTEN TO
vietnamese_maiamgiadinh_ep11.mp3 image

Mái ấm gia đình: Tôi từng là người mẹ kiểm soát, ép buộc và luôn la mắng con

SBS Vietnamese

14/07/202220:01

Sau khi Linh học hiểu, Linh đã có sự thay đổi rất lớn, biết lúc nên buông, biết lúc nên nâng, nên đỡ, nên dạy, nên giúp, nên lôi, nên kéo, như thế nào là khen, như thế nào là khích lệ, làm sao đi lên mà không tổn thương mối quan hệ gia đình mà còn xây dựng được vững chắc hơn.

Linh muốn chia sẻ những kiến thức này theo nhóm với dạng phí tùy tâm cho cộng đồng Việt -Úc, bằng song ngữ, Anh Việt, để có cùng quan niệm, cùng một ngôn ngữ nội tâm. Linh mong sẽ là cây cầu bắc ngang cho thế hệ nói tiếng Anh và thế hệ nói tiếng Việt, đem lại sự gắn kết gia đình cho cộng đồng cuả chúng ta.
Khoá học sẽ bắt đầu vào tháng Hai 2023. Có 8 buổi mỗi Thứ Ba và Thứ Năm Lúc 8:00pm - 10:00pm

Share