Lượng người nghe tin tức tăng vọt trong mùa dịch bệnh

People are consuming more news now, compared to before.

People are consuming more news now, compared to before. Source: ABACA

Đó là thông tin từ khảo sát mới nhất của Đại học Canberra. Báo cáo này cũng nói rằng sau một thời gian theo dõi và tình hình dịch bệnh vẫn không có gì thay đổi, thì một số có khuynh hướng mệt mỏi và đuối vì bị nhốt lâu trong nhà trong khi con virus vẫn nhởn nhơ bên ngoài.


Khi dịch bệnh nổ ra, nhiều người Úc buộc phải thay đổi cách thức sinh hoạt của mình.

Nhiều người trước đó không mấy quan tâm đến tin tức thời sự trở nên nghe đọc tìm tòi và cập nhật về tin tức mỗi ngày.

Đó là những phát hiện từ trong báo cáo mới đây của Trung Tâm Nghiên cứu Tin tức vàTruyền thông (News and Media Research Centre at the University of Canberra). 

Báo cáo cũng cho thấy, từ khi dịch bệnh COVID-19 nổ ra, có đến hơn 2/3 dân chúng Úc cập nhật thông tin hàng ngày, và họ vào nghe tin hơn một lần mỗi ngày. 

Lý do của việc này có thể là người dân muốn biết chuyện gì xảy ra, và cũng có thể là do họ phải ở nhà nên họ có nhiều thời giờ hơn để mở nghe tin. 

Phó Giáo sư Tiến sĩ Sora Park, tác giả chính báo cáo này cho biết, có hơn 2,000 người tham gia vào cuộc khảo sát về cách người dân đón nhận tin tức trong một tháng qua so với thói quen của họ trước đó. 

“Có khoản 71% số người khảo sát cho biết rằng họ gia tăng thời lượng theo dõi tin tức trong suốt thời gian xảy ra đại dịch. Và so với con số 56% là số liệu trung bình hàng năm mà chúng tôi có được từ các cuộc khảo sát thường niên thì có thể thấy rằng, tỷ lệ người quan tâm tin tức thời sự trong một tháng qua gia tăng một mức rất đáng kể.”

Tuy vậy, thì báo cáo cũng cho thấy sau một thời gian căng thẳng theo dõi tin tức mà tình hình dịch bệnh vẫn không có gì thay đổi, vaccine vẫn chưa tìm ra, và lệnh hạn chế đi lại vẫn không thể hoàn toàn gỡ bỏ thì một số có khuynh hướng mệt mỏi với tin tức về COVID-19. 

Họ xao nhãng việc cập nhận tin hay nói cách khác mặc kệ chuyện gì xảy ra. 

Tiến sĩ Park nói, gần một nữa số người trong cuộc khảo sát nói rằng họ thấy thông tin về dịch bệnh là tràn ngập và quá sức đối với họ.

“Như vậy tin tức có một ảnh hưởng lên tâm lý sức khoẻ tâm thần của người nghe. Có hơn 52% người khảo sát cho biết họ cảm thấy lo lắng bất an khi theo dõi tin tức. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng họ biết đó là đề tài quan trọng cần thông tin và cập nhật. Phụ nữ có khuynh hướng lo lắng bất an đối với các tin tức về coronavirus news nhiều hơn, có đến 59% phụ nữ trẻ nằm trong nhóm này.”

Các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần cho biết việc liên tục nghe những thông tin căng thẳng về dịch bệnh, có thể làm gia tăng sự lo lắng bất an cho một số người. 

Giáo sư Jennifer Hudson từ Trung Tâm Cảm Xúc Sức Khoẻ thuộc trường Đại học Macquarie (Macquarie University's Centre for Emotional Health) giải thích.

“Vào thời điểm này chúng ta đang có nhiều những mối nguy đe doạ đến sức khoẻ và sự an toàn do virus gây ra, tuy nhiên khi người ta có cảm giác lo lắng quá độ vô căn cứ về mối đe doạ này thì điều đó dẫn đến một cảm giác bất an và mệt mỏi trong cảm xúc và tinh thần.”

Và để tránh điều này cô gợi ý nên giới hạn lại việc theo dõi tin tức hàng ngày.

“Chúng ta cần được thông tin, cần truy cập tin tức để biết chuyện gì đang xảy ra, điều đó rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng nên giới hạn việc nghe tin hàng ngày, chẳng hạn như chỉ cập nhật mỗi ngày một lần bản tin thời sự, đừng mở TV suốt ngày trong lúc bạn làm việc và nghe tin tức suốt thời gian của bạn mọi lúc mọi nơi.”

Trong khi có nhiều nguồn khác nhau cùng đưa tin về dịch bệnh, thì người dân Úc có khuynh hướng tìm nghe tin tức chính thức từ nguồn của chính phủ và các chuyên gia uy tín. 

Báo cáo cũng cho biết nguồn thông tin từ các bản tin thời sự quốc gia được nhiều người đón nghe và tin cậy.

Có hơn một nữa số người khảo sát chính xác là 53% cho biết rằng họ tin tưởng nguồn tin từ các tổ chức truyền thông chính thống và con số này vào năm ngoái là 44%.

Tuy nhiên cũng có đến 1/3 số người khảo sát (36%) cho biết họ bối rối vì bắt gặp nhiều thông tin rât bất ngờ. 

Phần lớn những nguồn tin này là trên các trang mạng xã hội, theo ghi nhận của báo cáo cho biết:

Chuyên gia về đạo đức truyền thông Denis Muller nói, có những quy định bắt buộc đối với các nhà báo về tiêu chuẩn đạo đức khi đưa tin nói chung, và những câu chuyện về coronavirus nói riêng.

 “Tức là tránh dùng những từ ngữ tạo nên sự hoảng sợ và bất an cho người nghe.  Điều đó có nghĩa là thông tin về dịch bệnh được tường thuật lại xác thực với những gì đang xảy ra tại bối cảnh hay tình huống đó. Có những tình huống có thể là rất kinh khủng và báo chí không nhất thiết phải làm nhẹ đi. Tuy vậy thì truyền thông cũng không buộc phải dùng những từ ngữ trầm trọng để mô tả nó. Và điều nữa là luôn tránh dùng những từ có thể làm dấy nên sự kỳ thị chủng tộc, ví dụ như đưa tin dịch bệnh và nhấn mạnh vào người Trung Quốc chẳng hạn.”

  1.  
" data-module="iframe-resize_module">

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn. 

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080. 

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000. 

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:  



Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share