Luật lệ quanh ta: So sánh Luật tư pháp ở Úc và Việt Nam qua vụ Đồng Tâm

Công an Hà Nội đưa quân vào Đông Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020

Hình ảnh công an Hà Nội đưa quân vào Đông Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020 được chụo từ màn hình Đồng Tâm TV do người dân Đông Tâm livestream chia sẻ. Source: Đồng Tâm TV/VOA

Mục đích của tư pháp là để giúp hối cải, không phải để trừng phạt, và theo luật định những người có liên quan đến cáo buộc thì không được tham gia vào điều tra xét hỏi để tránh tình trạng công lý bị bẻ cong. Vụ Đồng Tâm vừa rồi là một ví dụ điển hình để hiểu về tính chất của tư pháp Việt Nam trong mối tương quan với luật pháp xung quanh, hiểu hơn về những vấn đề đang xảy ra, cũng như luật pháp nơi mình đang sống.


Luật của tư pháp nhằm giúp con người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa, và thường có hình thức giảm nhẹ một khi bị cáo hối lỗi nhận tội. 

Tại Úc, khi bị cáo ăn năn hối lỗi hoặc nhận tội thì sẽ được giảm ngay 1/4 bản án tại toà. Nếu không giảm án, toà đã tự phỉ báng công lý và hệ thống luật guốc gia.

Tuy nhiên với nền tư pháp Việt Nam tính chất này dường như chỉ áp dụng cho các quan chức trong những án thất thoát thâm phạm công quỹ hàng nghìn tỷ còn đối với dân thường như vụ Đồng Tâm vừa rồi thì ko phải vậy.

Liệu các bị cáo và các luật sư bào chữa trong vụ Đồng Tâm có lầm về nguyên tắc này?

Trong vụ phúc thẩm Đồng Tâm vừa rồi, việc để cho Công An Hà Nội là nơi tấn công vào Đồng Tâm và cũng là nơi đưa ra bản kết luận điều tra để dẫn đến hai án tử và y án người dân dù họ đã xin giảm nhẹ là một hành động coi thường nghiêm trọng người dân Việt Nam cũng như nền tư pháp Việc Nam.

Tòa án và viện kiểm sát Việt Nam nói rằng vụ việc xảy ra trên địa bàn Hà Nội nên do công an Hà Nội điều tra là đúng luật. Thật vậy không?

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share