Lũ lụt miền Trung vẫn chưa dừng lại, động đất xuất hiện ở Quảng Ngãi

Municipal workers evacuate a local man from flood water in Hai Lang district, Quang Tri province, Vietnam

Đội cứu hộ đang cứu một người đàn ông kẹt trong lũ ở Hải Lăng, Quảng Trị Source: AAP

Hiện mưa ở các tỉnh miền Trung đã giảm, tuy nhiên dự báo mưa lớn sẽ quay trở lại và gây ngập lụt kéo dài tại các tỉnh miền Trung. Nhiều nơi bị sạt lở, bị cô lập, ít nhất 30 người chết, mới nhất là một đoàn cứu hộ 13 người đã bị mất tích trong một vụ sạt lở núi.


Ít nhất 13 người bị mất tích trong vụ sạt lở núi gần khu thủy điện Rào Trăng 3 tại Phong Điền Thừa Thiên Huế. Đây là đoàn người cứu nạn gồm các sĩ quan Quân Đoàn 4 và chính quyền vào xem xét tình hình sạt lở tại khu thủy điện đã bị gặp nạn trên đường đi.

Mùa lũ năm nay bắt đầu từ cơn bão số 6 đổ vào miền Trung khiến nước dâng lên đầu tiên tại Huế vào ngày 8/10, sau đó lan ra các tỉnh xung quanh từ Quảng Bình tới Quãng Ngãi.
Flooding in the old city of Hoi An
Source: AAP
Tới hôm nay đã có ít nhât 30 người chết, nhiều đường sạt lở khiến nhiều thôn làng ở xa bị hoàn cô lập trong lũ. 50 em học sinh dân tộc nội trú tại trường Nội Trú Hướng Sơn, Hướng Hoá, Quảng Trị bị cô lập và không có lương thực.

Đã có những cái chết thương tâm vì nước cuốn xảy ra ngay tại những nơi dân cư thị tứ.

Như người mẹ ở Phong An, Phong Điền, Huế, đã gặp nạn trên đường đi sinh con. Chị được chồng đưa tới trạm xá chỉ cách nhà một cây số. Khi đến đoạn ngập nước, người chồng nhờ thuyền đẩy vợ qua, khi chỉ còn cách mố đường bên kia khoảng 20m thuyền bị lật cuốn chết cả người mẹ lẫn thai nhi, để lại người chồng gần như hóa điên kêu khóc trên bờ.

Hay chuyện hai vợ chồng ở Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam, sau khi đi ăn cưới về đã bị lũ cuốn trôi để lại đưa con nhỏ mới 25 tháng tuổi.

Chiều tối 13/10, đoàn kiểm tra vụ việc thủy điện Rào Trăng 3 trên đường đi đã gặp nạn trong một vụ sạt lở núi khiến 13 người mất tích, trong đó có Thiếu tướng Phó Tư Lệnh Quân Khu 4 Nguyễn Văn Man. Đây là khu vực rừng núi bị sạt lở cắt đường nên đến hôm nay chính quyền vẫn đang điều trực thăng đi cứu nạn.

“Thời tiết ảnh hưởng El Nina, thủy điện xây dựng tràn lan, nạn chặt phá rừng là nguyên nhân gây lũ năm nay”

TS Trần Đức Anh Sơn, một nhà nghiên cứu chính trị xã hội và là chuyên gia vấn đề biển Đông cho biết, lũ lụt năm nay dù mới bắt đầu nhưng nhiều vùng như Hải Lăng ở Quảng Trị nước ngập tới nóc nhà với đỉnh lũ tương đương cơn lũ lịch sử 1999.
Heavy rains and floods in North Central Vietnam
Source: AAP
Nguyên nhân ngập lụt nặng theo ông có bốn yếu tố kết hợp: thời tiết ảnh hưởng El Nina, thủy điện xây dựng tràn lan, nạn chặt phá rừng.

“Năm nay do ảnh hưởng El Nina, mưa bão nhiều. Cơn bão số 6 qua Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung đem theo một lượng mưa lớn trong thời gian ngắn cộng với triều cường khiến nước lên nhanh và không thoát được.

“Trước khi có lũ, các hồ chứa nước và các đập thủy điện cùng tích trữ nước để dự phòng. Khi lũ đổ về thấy nước lên cao quá nhanh họ đã xả lũ khiến hạ lưu ngập lụt mà nơi gánh chịu nặng nề nhất là dân chúng.”
An aerial picture shows the Imperial City of Hue, submerged in floodwaters
An aerial picture shows the Imperial City of Hue, submerged in floodwaters. Source: AAP
Ngoài ra theo lời Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, vấn đề xây dựng thủy điện dày đặc đã được cảnh báo nhiều trước đây nhưng chính quyền không lắng nghe. Việc xây dựng đập thủy điện không chỉ có ở các công ty lớn mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng được cấp phép để xây dựng và khai thác thủy điện trong khi năng lực quản lý và xử lý tình huống khẩn cấp của họ không tốt.

Về vấn nạn chặt phá rừng, theo lời tiến sĩ Sơn, điều này xảy ra ở cả giới hữu trách và người dân. Hiện nay các cánh rừng già, rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn hay rừng phòng hộ đã bị chặt phá tệ hại.
An aerial picture shows Hue city, submerged in floodwaters
Source: AAP
Bên cạnh đó chính quyền Việt Nam có chương trình chặt rừng tự nhiên để trồng cây công nghiệp một loại cây theo phương thức nông lâm kết hợp vườn-rừng-ao-chuồng hiện phổ biến tại Việt Nam, và đây cũng là một nguyên nhân gây ra nạn mất rừng nguyên sinh.

Tiến sĩ Anh Sơn cũng cảnh báo trong 24 giờ tới dự báo bão số 7 hình thành cách khu vực quần đảo Hoàng Sa 170 km và sẽ đổ vào Quảng Ngãi với gió giật cấp 8. Trong một tuần tới khu vực này sẽ hứng một lượng mưa lớn trên diện rộng từ Quảng Ngãi ra đến Hải Phòng.

Ts. Trần Đức Anh Sơn là một nhà nghiên cứu chính trị xã hội và là chuyên gia vấn đề biển Đông, một "Người săn bản đồ" như gọi ông trong cuộc phỏng vấn năm 2017.

Tháng 3 năm 2019, ông bị khai trừ Đảng khi đang là Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Lý do chính quyền Việt Nam đưa ra là vì các bài viết của ông đăng tải trên  "không đúng với quan điểm của Đảng."

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share