Lo sợ đợt lây nhiễm COVID-19 ‘thứ ba’ diễn ra tại nhiều nơi ở Âu Châu

Vaccine is administered at the Guru Nanak Gurdwara Sikh temple in Luton, UK

Vaccine is administered at the Guru Nanak Gurdwara Sikh temple in Luton, UK Source: AAP

Phần lớn các nước ở Âu Châu hiện chứng kiến một đợt lây nhiễm ‘thứ ba’ COVID-19. Trong khi đó, lời kêu gọi chủng ngừa toàn cầu và giúp chống lại sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh, khiến hàng ngàn lô vắc xin được vận chuyển đến Ý và lãnh thổ Palestine.


Phần lớn các nước ở Âu Châu hiện chứng kiến những gì được xem là ‘đợt 3 của lây nhiễm COVID-19’, với sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm.

Giới chức y tế tại Romania hiện giải quyết việc thiếu hụt giường bệnh, khi quốc gia nầy ghi nhận con số bệnh nhân COVID-19 cao nhất trong các phòng chăm sóc đặc biệt ICU, kể từ khi dịch bệnh khởi phát, thế nhưng nhà cầm quyền lại không muốn ban hành một đợt phong tỏa khác.

Còn Thổ Nhĩ Kỳ cũng ghi nhận các trường hợp nhiễm bệnh, gia tăng đến 41 phần trăm tại nước nầy hồi tuần qua.

Việc nầy diễn ra, khi phân nửa dân số của Anh quốc đã được chủng ngừa, ít nhất là một mũi vắc xin.

Nhà cầm quyền Anh quốc đạt được kỷ lục hàng ngày trong việc tiêm chủng, khi chích vắc xin cho hơn 800 ngàn người .

Ông Gurch Randhawa là giáo sư về Đa Dạng trong Y tế Công cộng thuộc đại học Bedfordshire.

Ông có mặt tại một địa điểm chủng ngừa mới, trong một đền thờ thuộc đạo Sikh, nơi người chủng ngừa sánh vai với những người cầu nguyện.

"Còn gì phục vụ vị tha hơn việc mở một phòng khám pop-up dựng lên lập tức, có thể tiếp cận với bất kỳ ai thuộc bất kỳ tôn giáo nào, vì vậy ngày nay chúng tôi đã có những người từ đức tin Hồi giáo, Cơ đốc giáo, đạo Sikh, tất cả đều đến để được tiêm chủng”, Gurch Randhawa.

Trong khi đó, vắc xin được giao theo sáng kiến Covax hiện được phân phối lần đầu tiên tại lãnh thổ Palestine, với hơn 60 ngàn vắc xin Pfizer và AstraZeneca, chuyển giao cho Nhà cầm quyền Palestine.

Ngoài ra có hơn 20 ngàn vắc xin được chở đến dải Gaza do Hamas kiểm soát, số còn lại 40 ngàn phân phối đến vùng Tây Ngạn.

Thế nhưng bà Sacha Bootsma, người đứng đầu Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO tại Gaza cho biết, vẫn không đủ vắc xin.

“Cho đến nay chúng tôi có ít vắc xin tại dải Gaza, vì vậy chúng tôi chưa thể bắt đầu chiến dịch chủng ngừa qui mô cho tất cả mọi người”, Sacha Bootsma.
"Để ngăn ngừa chuyện nầy trong lúc vắc xin chưa có sẵn, chúng tôi xây dựng một chiếc cầu an toàn vốn đang hiện được thử nghiệm”, Franziska Giffey .
Còn nước Ý nhận được hơn 3 trăm ngàn vắc xin Moderna, đây là lô hàng lớn nhất được chyển đến nước nầy từ trước đến nay.

Vắc xin nhanh chóng được chuyển đến các vùng miền khác nhau trên nước Ý, để phân phối cho các bệnh viện và các cơ sở khác, để chủng ngừa.

Tại Đức, các viên chức đồng ý mở cửa lại trường học, sau khi có nhiều áp lực đòi hỏi việc giảm bớt các hạn chế coronavirus.

Bộ Trưởng phụ trách Gia đình của Đức, tiến sĩ Franziska Giffey nói rằng, các quyết định đó nên được đảo ngược.

“Mối quan tâm lớn nhất vào lúc nầy là việc mở các trung tâm chăm sóc ban ngày, cũng như các trường học sẽ phải mở lại".

"Đây cũng là quan tâm lớn nhất trong số các bậc cha mẹ, luôn chú tâm đến sức khoẻ của trẻ nhỏ".

"Để ngăn ngừa chuyện nầy trong lúc vắc xin chưa có sẵn, chúng tôi xây dựng một chiếc cầu an toàn vốn đang hiện được thử nghiệm”, Franziska Giffey .

Trong khi đó, nhà cầm quyền Đức cũng cho biết, quốc gia láng giềng Ba Lan hiện là một khu vực có nguy hiểm cao về COVID-19.

Đức gia tăng các biện pháp kiểm soát biên giới, bất cứ ai từ Ba Lan vào Đức phải xuất trình bằng chứng thử nghiệm âm tính với coronavirus.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share