Liệu Gia đình Tamil sẽ được cấp quy chế tị nạn khẩn cấp?

The family has been in detention since 2018

The family has been in detention since 2018 Source: Supplied

Việc cô bé bốn tuổi Tharnicaa được đưa tới Perth để điều trị nhiễm trùng máu và những sự việc xảy ra sau đó đã khiến một số nghị sĩ ghế sau phản ứng và chất vấn và cục diện đã có những thay đổi. Cháu bé hiện đang ở với mẹ còn cha và chị gái đang ở trại tạm giam trên đảo Christmas, gia đình họ có thể gặp lại nhau ở Perth sau quyết định cuối cùng của Bộ Trưởng Di Trú.


Theo sau việc Thủ tướng Scott Morrison tới Anh, thì câu chuyện của gia đình em bé Tharnicaa là một đề tài gây nhiều chú ý và tranh cãi, tuy nhiên những tranh cãi đã đem tới một niềm hy vọng cho gia đình và những người ủng hộ khi mà có nhiều hy vọng Tổng Trưởng Di Trú Hawke sẽ cấp cho họ được ở về ở trong nội địa Úc.

Cô bé bốn tuổi 4 Tharnicaa Muruguppan hiện đang ở bệnh viện Perth điều trị nhiễm trùng máu và có mẹ của em bên cạnh.

Tranh cãi trong những ngày qua về việc liệu cha và chị gái của em hiện vẫn đang ở trong trại tạm giam trên đảo Christmas có được tới Perth để gặp em và mẹ không.

Angela Fredericks, một người bạn của gia đình và là người tổ chức chiến dịch vận động Gia dình cho Bilo "Home to Bilo" nói họ sẽ không ngưng vận động cho đến khi nào đạt được mục đích.

"Chúng tôi chắc chắn là đã chạm tới rất nhiều người trong cộng đồng Úc chính mạch. Chúng tôi nhìn thấy những ủng hộ dành cho chiến dịch và nhiều người đã nói cho chúng tôi biết rằng họ đã gọi điện thoại đã email cho các dân biểu của họ, và tôi nghĩ rằng các chính khách cuối cùng cũng đã nhận ra rằng đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Để cho họ biết rằng chúng tôi sẽ không chùng bước chúng tôi sẽ tiếp tục với sự vận động và mục tiêu của mình cho đến khi gia đình này được an toàn."

Tình trạng nhiễm trùng máu hiện nay của bé Tharnicca [[pneumonia and sepsis]] hiện đã ổn định tuy nhiên các bác sĩ nói là bé vẫn phải điều trị thêm ít nhất là 8 tuần nữa.

Hiện bé vừa mừng sinh nhật bốn tuổi trong bệnh viện, một lễ sinh nhật mà theo như cô Fredericks mô tả là nhiều âu lo hơn là ăn mừng.

"Tôi có gọi điện thoại cho bé Tharnicaa vào hôm sinh nhật bé, cả chồng tôi và tôi cùng gọi. Khi chúng tôi bắt đầu hát mừng sinh nhật thì bé òa khóc và chúng tôi phải ngưng lại. Sau đó chúng tôi biết rằng trước đó ba em cũng đã gọi và đã hát mừng sinh nhật em, cho nên khi chúng tôi gọi và hát em chỉ 'papa' trong phone. Do đó mà cuộc gọi mừng sinh nhật khá não lòng và không có vẻ gì là vui mừng tuổi mới."

Những lời kêu gọi hiệp thông để giúp gia đình này được đoàn tụ đã không chỉ dừng lại ở đây.

Hiện đang có thêm nhiều nghị sĩ ghế sau cùng tham gia lên tiếng yêu cầu chính phủ liên bang phải hành động.

Nghị sĩ Tự Do Jason Falinski là một trong số đó.

"Khi tìm tới một đất nước như chúng ta nơi có nhiều cơ hội và hy vọng người ta trông đợi những cơ hội và hy vọng đó ơ ai? Ở chúng ta, những người may mắn được sinh ra trên đất nước này, rằng chúng ta sẽ là những người tiếp tục thắp sáng ngọn đèn hy vọng ở cuối đồi."

Tương tự, Nghị sĩ Barnaby Joyce từ Đảng Quốc gia cũng lên tiếng.

"Hai điều mà theo tôi là đáng kể hơn cả để qua tâm: thứ nhất Tharnicaa và Kopika đều sinh ra ở Úc. Nếu như mà tên của các em là Jane hay Sally và các em chơi netball trong một đội bóng địa phương thì chắc hẳn chúng ta sẽ phải suy nghĩ lại khi gởi trả các em về lại quê quán cũ. Đó là đâu vậy, về lại Sri Lanka ư? Sao không gởi các em về Nam Sudan? Về Rwanda. Về Belarus? Những nơi đó đều như nhau, đều là những nơi mà các em không hề được sinh ra. Điều căn bản đầu tiên nhất theo tôi là những người sinh ra ở Úc cần được có cái quyền sinh sống ở đây, bất kể những cáo buộc về cha mẹ các em. Hơn nữa cha em là người mà đang có một công việc ở đây, đang làm việc ở đây, và những khu vực nông thôn Úc cần những người nào có việc làm. Họ cần phải được ở lại. Tôi biết rằng điều này có thể dẫn đến tiếng nói của tôi trở thành không thuận tai với nhiều người trong đảng của tôi tuy nhiên tôi luôn nói lên suy nghĩ của mình như tôi vẫn làm từ trước tới giờ và sẽ tiếp tục làm như vậy."

Thủ tướng Morrison người đang có mặt ở Anh để dự Hội Nghị G7, cho những vấn đề đối ngoại hiện đang là trọng tâm của ông, thì ông cũng đã kịp lên tiếng khá rõ ràng về vấn đề này .

"Chính phủ không có chính sách cho việc định cư lâu dài. Có những lựa chọn đang được xem xét phù hợp với cả lời khuyên về sức khỏe, nhu cầu nhân đạo và đường lối của chính phủ. "

Gia đình này đã trải qua ba năm bị giam giữ trên Đảo Christmas.

Dự kiến sớm nhất là vào Thứ Ba [15 tháng 6] số phận của họ sẽ được quyết định, và không phải tất cả các thành viên của Liên Đảng đều ủng hộ viễn cảnh đoàn tụ, như Quyền Thủ tướng Michael McCormack đã nói rõ.

"Quý vị cũng biết rằng chúng tôi có những chính sách rõ ràng và kiên định đối với vấn đề nhập cư trái phép bằng thuyền. Chúng ta tìm được sự đồng thuận về vấn đề đó không mấy khó khăn. Nhờ vậy chúng ta có thể ngưng lại dòng người đến bằng thuyền. nhờ vậy chúng ta thực sự đã cứu rất nhiều người khỏi việc tiếp tục xuống thuyền thực hiện chuyến đi đầy rủi ro đó. "

Tuy nhiên, phe Đối lập Liên bang cho rằng tình hình cần một giải pháp khẩn cấp.

"Quá đủ. Gia đình này cần được giải quyết. Chúng ta là một đất nước tốt hơn thế này. Gia đình này không phải là mối đe dọa đối với chủ quyền của Úc hoặc biên giới của Úc. "

Cô Fredericks cho biết bà Priya, mẹ của cô bé Tharnicaa, đang chờ đợi nhìn thấy những chuyển động tích cực mới dám hy vọng thêm những gì tiếp theo.

"Các chuyển biến tích cực trong những ngày qua cho cô thêm niềm tin. Tuy vậy, cô ấy vẫn không dám tin tưởng chắc chắn vào bất cứ điều gì cho đến có kết quả nắm trong tay. Tôi nghĩ rằng cô ấy cảm thấy nhẹ nhõm khi kết thúc vụ việc đang gần kề tuy nhiên cô ấy sẽ đợi cho đến khi nó kết thúc để thực sự cảm nhận nó một cách chính xác."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share