Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 25, còn được gọi là COP25, đã bắt đầu tại Madrid.
Các cuộc đàm phán kéo dài trong hai tuần tập trung vào việc hoàn thiện các quy tắc cho thị trường trao đổi carbon toàn cầu và thiết lập một quỹ để giúp các quốc gia đang gặp khó khăn trước các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra.
COP25 là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu cuối cùng của UN trước "năm xác định" năm 2020, khi nhiều quốc gia bắt buộc phải đệ trình các kế hoạch hành động về khí hậu mới.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres nói rằng thế giới đang đứng trước một thời điểm quan trọng.
Ông nói rằng loài người có thể đi theo một trong hai con đường.
"Một là con đường đầu hàng, nơi chúng ta đã mộng du, ngủ quên đến mức không thể quay trở lại, gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của mọi người trên hành tinh này. Lựa chọn khác là con đường của hy vọng. Một con đường nơi nhiên liệu hóa thạch nên nằm trong lòng đất.
Ông Guterres nói rằng ông thất vọng với hành động toàn cầu về giảm lượng khí thải carbon cho đến nay.
Một là con đường đầu hàng, nơi chúng ta đã mộng du, ngủ quên đến mức không thể quay trở lại, gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của mọi người trên hành tinh này. Lựa chọn khác là con đường của hy vọng. Một con đường nơi nhiên liệu hóa thạch nên nằm trong lòng đất.
Ông nhấn mạnh đây là sách lược không thể thiếu đối với tất cả các quốc gia, bất kể mức độ ô nhiễm hiện tại là gì, trong việc cam kết trung hòa carbon vào năm 2025.
Ông nói rằng ông đặc biệt quan tâm tới các quốc gia không loại bỏ than đá và chuyển sang thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo.
"Hiện tại có một mối quan tâm về việc sử dụng than đá ở Đông Nam Á. Chúng tôi tin rằng việc nghiện sử dụng than đá có thể làm suy yếu các nỗ lực của chúng ta trong hành động chống biến đổi khí hậu. Khuyến nghị mạnh mẽ của chúng tôi là các nước phải suy nghĩ nghiêm túc trước khi xây dựng mới các nhà máy chạy bằng than hoặc bắt đầu loại bỏ những nhà máy cũ. "
Joseph Moeono-Kolio, người đứng đầu tổ chức Greenpeace Pacific, đã chỉ ra Úc là một trong những quốc gia này.
"Úc đang xuất cảng sự hủy diệt toàn cầu thông qua than đá. Việc này làm gia tăng khủng hoảng khí hậu theo cấp số nhân. Chúng ta cần Úc cam kết tôn trọng các thỏa thuận của hiệp định Paris và thực sự bắt đầu loại bỏ than và đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo. Xuất khẩu than đá đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và sinh kế của người dân Thái Bình Dương."
Mặc dù Hoa Kỳ tháng trước đưa ra thông báo chính thức về việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, một đại biểu từ nước này vẫn tới COP25.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc sự nóng lên toàn cầu như một trò lừa bịp và dỡ bỏ nhiều chính sách bảo vệ môi trường do người tiền nhiệm của ông đưa ra, cựu tổng thống Barack Obama.
Nhưng người phát ngôn của Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi nói rằng thế giới vẫn có thể tin tưởng vào nước Mỹ trong việc chống biến đổi khí hậu.
"Tham gia vào hội nghị này, chúng tôi muốn nói với mọi người: Hoa Kỳ vẫn ở đây. Chúng tôi ở đây để gửi một thông điệp rằng cam kết của Quốc hội về hành động đối với khủng hoảng khí hậu là vô cùng sâu sắc".
COP25 ban đầu sẽ được tổ chức tại Brazil, nhưng một năm trước khi bắt đầu kế hoạch, Tổng thống Jair Bolsonaro đã rút lại lời đề nghị tổ chức sự kiện này, với lý do kinh tế.
Chile bước lên để trở thành chủ nhà mới, nhưng bất ổn xã hội ở nước này đã khiến Tây Ban Nha đồng ý nhận nhiệm vụ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh.
Quyền Thủ tướng của Tây Ban Nha, Pedro Sanchez, đã có bài phát biểu cùng ông Guterres vào sự kiện trong ngày đầu tiên.
"Điều tôi muốn, là điều mà phần lớn dân số Tây Ban Nha muốn - cuộc họp COP này trở thành một bước ngoặt, để tránh những gì chúng ta đã đề cập trong bài phát biểu khai mạc rằng chúng ta không đạt đến điểm không thể quay đầu lại trong cuộc chiến chống lại thách thức này. Cả nhân loại phải đối mặt với việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu."
Nhà hoạt động khí hậu tuổi teen Greta Thunberg dự kiến sẽ đến hội nghị thượng đỉnh trong những ngày tới.