Các quan chức cấp cao về khí hậu của Liên hợp quốc cùng đã cùng nhau khởi động một "kế hoạch tổng thể" đặc biệt nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Họ hy vọng các doanh nghiệp và chính phủ sẽ đoàn kết với nhau trước hội nghị Liên hiệp quốc về khí hậu lần thứ 26, do Vương quốc Anh đăng cai tổ chức tại Glasgow vào tháng 11 năm nay.
Kế hoạch được gọi là "Cuộc đua tới điểm đột phá", đã được đưa ra tại Chương trình nghị sự Davos của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, và đặt ra các mục tiêu ngắn hạn cho hơn 20 lĩnh vực tạo nên nền kinh tế toàn cầu.
Bà Patricia Espinosa Cantellano, thư ký điều hành của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) nói rằng điều quan trọng là phải đoàn kết các chính phủ và doanh nghiệp.
“Theo một cách thức quan trọng, việc hợp sức với khu vực tư nhân có vai trò quyết định. Nếu chỉ riêng các chính phủ thì không thể thực hiện chuyển đổi sâu sắc cần thiết để chúng ta tiến đến tương lai với khí thải carbon thấp.”
Hội nghị COP-26 năm nay tại Glasgow kết hợp cuộc họp lần thứ 16 của các bên đã ký kết Nghị định thư Kyoto và cuộc họp lần thứ ba của các nước tham gia Thỏa thuận Paris.
Trong khuôn khổ của Thỏa thuận Paris, cứ 5 năm một lần, mỗi quốc gia sẽ nộp các khoản đóng góp tăng cường do quốc gia tự quyết định, nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các những mục tiêu đó sẽ được công bố trong năm nay.
Hội nghị do bộ trưởng Anh phụ trách Doanh Nghiệp, Năng Lượng và Chiến Lược Công Nghiệp, ông Alok Sharma, chủ trì.
“Chúng ta biết rằng để đạt được nền kinh tế toàn cầu không khí thải, mọi lĩnh vực kinh doanh đều đóng vai trò quan trọng. Việc đó đòi hỏi chúng ta phải hợp tác nhiều hơn và điều phối theo từng lĩnh vực.” - ông Alok Sharma cho biết.
Nhà bảo vệ môi trường, cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore phát biểu tại cuộc họp ở Davos rằng thế giới đáng lẽ phải rút ra bài học từ đại dịch COVID-19:
“Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta rằng khi các nhà khoa học hàng đầu lên tiếng với mức độ khẩn cấp hơn, thì chúng ta phải hành động, chúng ta phải lắng nghe họ.”
Còn Bộ trưởng Môi trường Chile, bà Maria Carolina Schmidt Zaldivar, đã kêu gọi một cách tiếp cận song song, vừa giảm thiểu vừa thích ứng trong cuộc chiến chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu:
“Hiện tượng nóng lên toàn cầu là một cuộc chiến mà chúng ta phải chiến đấu trên cả hai mặt trận: một là giảm thiểu nền kinh tế nhưng phải thích ứng, hai là giảm tính dễ bị tổn hại của các cộng đồng và cơ sở hạ tầng của chúng ta.”
Theo Thỏa thuận Paris, đến năm 2030, Úc cam kết giảm 26-28% mức phát thải so với năm 2005. Mục tiêu này thấp hơn nhiều so với cam kết của các nước khác. Nhưng hồi tháng 12 vừa qua, Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố nước Úc đang trong lộ trình đạt được các mục tiêu năm 2030.
Và trong khi một số quốc gia, bao gồm các nước Liên Âu và Hoa Kỳ - đang cam kết đạt được mức phi khí thải vào năm 2050, chính phủ của ông Morrison vẫn chưa công bố một lộ trình tương tự.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại