Hàng trăm ngàn người đổ về Công viên Quốc gia Uluru-Kata Tjuta mỗi năm để chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của một điạ điểm được xếp hạng di sản thế giới.
Vào giờ đóng cửa của chiều thứ Sáu này người cuối cùng leo xuống khỏi ngọn núi này sẽ đánh dấu sự chính thức đóng cửa cho du khách của địa điểm này từ ngày thứ Bảy 26 tháng Mười.
Kể từ khi lệnh cấm leo núi được công bố hai năm trước, đã có rất nhiều khách du lịch háo hức leo lên hòn đá đổi màu này.
Uluru là một nơi linh thiêng đối với nhiều người.
Cựu Chủ tịch Hội đồng Công viên Quốc gia Uluru-Kata Tjuta, Donald Fraser, nói rằng việc đóng cửa hoạt động leo lên ngọn núi này là điều mà từ lâu những người chủ sở hữu truyền thống Anangu đã đấu tranh để đạt được.
"Đã đến lúc để hòn đá này nghỉ ngơi, thay vì thiên hạ gõ giày lên nó bất kể lúc nào. Đây là một khu vực nhạy cảm và chúng tôi cần phải đóng cửa nó.Thứ Bảy này là đánh dấu 34 năm kể từ năm 1985 khi phong trào đòi Giao lại ‘The Handback' được phát động, và cũng từng ấy năm cộng đồng đã chứng kiến người Anangu đấu tranh vì quyền đất đai của mình. Đến nay thì người Anangu có thể nhận lại vùng đất rât có ý nghĩa này của họ."
Đây là khu vực Thiêng liêng trong nhiều thế kỷ, thế nhưng từ năm 1930 thì Uluru trở thành một điểm tham quan du lịch cho du khách chiêm ngưỡng sự đổi màu kỳ diệu của hòn đá đặc biệt này.
Và đã có không ít những vị khách thiếu tôn trọng khu vực họ tham quan.
Đã có một bộ phim hành động võ thuật có tên là 'Người đàn ông đến từ Hồng Kông' sản xuât năm 1975 cho đã thấy một cảnh đánh nhau diễn ra trên đỉnh của hòn đá.
Công nương Diana và Hoàng tử Charles cũng đã leo lên nó trong Chuyến viếng thăm của Hoàng gia tới Úc vào năm 1983.
Vào năm 2010, một phụ nữ Pháp đã quay một màn thoát y trên đỉnh đá khiến công chúng nổi giận kêu gọi phải trục xuất cô ta, và cùng năn đó Sam Newman đầy cá tính của AFL đã phải đối mặt với một phản ứng dữ dội từ những người chủ sở hữu truyền thống sau khi anh tạo dáng chụp một tấm ảnh đánh một quả bóng golf ra khỏi Uluru.
Vào năm 2017, Ban quản lý của công viên đã có những lý do quan trọng để đi đến quyết định đóng cửa việc leo núi và ý định của họ đã được đáp ứng.
Họ đưa ra các bằng chứng cho thấy rằng, có chưa tới 20 phần trăm du khách tới đây là có thực sự leo lên Uluru, thay vào đó những trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên ở đây mới là điều để khiến họ viếng thăm nơi này.
Thượng nghị sĩ liên bang khu vực Lãnh thổ phía Bắc Malarndirri [[mah-lun-DEER-ee]] McCarthy nói rằng đó là một thời điểm quan trọng."
"Thông điệp mà đất đai chúng tôi gửi đến phần còn lại của thế giới là chúng tôi coi trọng văn hóa của những bộ tộc đầu tiên ở Úc và lãnh thổ của họ. Chúng tôi coi trọng các giá trị của bộ tộc Anangu và vùng đât tâm linh Uluru của họ. Chúng tôi coi trọng tầm qua n trọng của việc duy trì văn hóa cũng như việc duy trì các bài hát và câu chuyện cổ xưa không chỉ của người Anangu mà của cả tât cả những bộ tộc đầu tiên hiện diện ở lục địa Úc Châu. Thổ dân Úc là nơi còn lưu lại nguồn vốn văn hóa sống lâu đời nhất trên thế giới. Thông điệp mà nước Úc gửi đến thế giới là chúng ta bảo đảm rằng sức mạnh trong văn hóa vẫn mạnh mẽ."
Ít nhất đã có 35 người mất mạng khi tìm cách thám hiểm hòn đá Uluru.
Người quản lý hoạt động của công viên, Steve Baldwin, cho biết do điều kiện địa hình, hòn đá năm trơ trọi trong một khu vực trống, gió mạnh ở trên đỉnh núi là điều đã dẫn đến vô số thương tích cho du khách.
"Từ lúc cho du khách leo lên đỉnh ngọn núi thì cũng là lúc bắt đầu có những tình huống đáng tiếc xảy ra. Đã có người bị té ngã xuống mât mạng, có người bị đau tim khi leo lên cao, và có một số thất thần sau khi leo được xuống núi. "
Nhà địa chất học Marc Hendrickx ở Sydney đã leo lên Uluru bốn lần và nói rằng ông dự định sẽ leo lên nó một lần nữa, bất chấp lệnh cấm.
Ông Hendrickx lần đầu tiên leo lên Uluru vào năm 1998 và đưa hai cô con gái của mình lên đỉnh năm ngoái.
Nói với SBS ông cho biết ông không tin rằng lệnh cấm được chấp nhận rộng rãi bởi người dân ngay trong khu vực đó.
“Tôi sẽ leo lên [Uluru] lần nữa trong tương lai bất kể quyết định đóng cửa của Park Australia - Công viên Úc. Tôi thấy đó là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của tôi. Tôi xem việc đóng cửa leo núi như một sự mất mát đáng kinh ngạc và tự hỏi, rằng họ đã làm những gì ở đó, họ đã cấm cửa một trãi nghiệm một sự khâm phục đối với nhiều người về một di sản ở Úc. "
Lệnh cấm sắp có hiệu lực này khiến các cửa hàng du lịch chuẩn bị cho việc giảm số lượng du khách, đặc biệt là khách từ thị trường Nhật Bản, nơi việc leo núi đặc biệt phổ biến.
Giám đốc điều hành của Travel Central Australia Dale McIver cho biết sau một vài tháng điều chỉnh thì nhiều nhà cung cấp sẽ lại háo hức chờ đợi sự hoạt động kinh doanh trở lại như thường lệ.
“Rất nhiều trong số những du khách đó đã có một chút thiếu tôn trọng đối với một số chủ đất truyền thống ở khu vực đó. Chẳng hạn như là họ cắm trại bất hợp pháp, vứt rác thay vì thu dọn sạch sẽ. Chúng tôi quả thực đã chứng kiến rất nhiều sự thiếu tôn trọng môi trường diễn ra trên toàn khu vực, nhưng may mắn là hiện này thì việc đó đã bị đẩy lùi và hy vọng chúng tôi vượt qua những rào cản đó. "
Trung Tâm Du lịch Central Australia khích lệ mọi người trải nghiệm Uluru theo những cách mới, bao gồm các chuyến tham quan bằng xe scooter và xe đạp.
Trong khi các chủ sở hữu truyền thống, như người giám hộ Uluru Sammy Wilson, khẳng định vẫn còn nhiều thức cho khách du lịch khám phá.
"Tất cả các du khách vẫn có thể đến đây và nhìn vào khung cảnh thiên nhiên ở đây, lắng nghe, học hỏi hoặc suy ngẫm, chụp những tấm ảnh hòn núi thay đổi màu sắc. Đừng đến đây để buồn chán, khi chọn du lịch đến đây bạn chọn cho mình một hình thể du lịch khám phá thiên nhiên hoang sơ và chiêm nghiệm và bạn vẫn sẽ vui với những gì mình thu hoạch được."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung