A/ Tin tức luật pháp
Chính phủ đang bàn thảo về dự luật liên quan đến những người có tiền án hình sự về bạo hành gia đình, những đối tượng này sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình bảo lãnh di trú.
Trước đây, chính phủ đã ra luật hạn chế người có tiền án về tội dấu dâm bảo lãnh người phối ngẫu có con dưới 18 tuổi. Hiện nay, người bảo lãnh phải vượt qua kiểm tra về hình sự và hạnh kiểm, xem có tiền án về xâm phạm tình dục trẻ em hay không.
Hiện quy trình nộp hồ sơ thi quốc tịch có thể gặp nhiều khó khăn nếu có tiền án tiền sự, phải ngồi tù 12 tháng trở lên. Những vi phạm liên quan đến lái xe khi đang xay xỉn, không có bằng lái cũng bị Bộ di trú bác hồ sơ thi quốc tịch.
B/ Vấn đề luật pháp: Khi cha mẹ “bắt cóc” con ruột
Theo dõi báo chí trong thời gian gần đây, hẳn quý vị cũng quan tâm đến chuyện bà Sally Faulkner- một người mẹ ở Bribane đã cùng với nhóm thực hiện chương trình 60 minutes quay về Lebanon để bắt cóc con của mình từ người chồng cũ. Chuyện bắt cóc con ruột xảy ra thường xuyên khi thế giới ngày càng phẳng, nhiều cặp nam nữ khác quốc tịch kết hôn rồi chia tay, mang theo con của mình bỏ trốn về quê hương.
Sally Faulkner và hành trình tìm lại con
Sally Faulkner, bà mẹ từ Queensland đã trở về Úc sau hai tuần lễ bị giữ trong một nhà tù ở Li-băng. Nhóm phóng viên Chương Trình 60 Phút của Đài số 9 cũng đã bay về Úc vài ngày trước đó.
Ali Elamine là người Li-băng nhưng lớn lên ở tiểu bang California Hoa Kỳ. Elamine và Sally Faulkner gặp nhau tại Dubai khi bà đang làm chiêu đãi viên cho hãng hàng không United Emirates. Họ thành hôn và Elamine theo Faulkner về Úc để xây dựng một mái ấm gia đình.
Bà Faulkner sinh đứa con gái đầu lòng vào năm 2010 và đứa con trai vào năm 2012. Cuối năm 2012, hai vợ chồng quyết định dọn qua sống ở Li-băng vì Elamine muốn mở trường dạy surfing.
Cuộc sống gia đình đang êm đềm thì xảy ra hàng loạt các vụ đánh bom xe. Tới năm 2013, Faulkner cảm thấy không an toàn và nói với Elamine là bà muốn dẫn con về Úc thăm gia đình. Nhưng khi về tới Brisbane thì bà cho chồng biết là bà không có ý định đưa con về lại Beirut.
Sau đó không lâu thì hai người ly thân. Họ chưa ly dị nhưng Faulkner làm quen và sống chung với một người đàn ông khác và mới sinh một đứa con cách đây 3 tháng.
Tháng 5 năm ngoái, Elamine tới Úc và xin bà Faulkner cho ông dẫn con đi “holiday’’ về Beirut. Sau đó, Elamine trả đũa và cắt đứt mọi liên lạc với Faulkner.Faulkner có án lệnh của Tòa án Gia đình tại Úc ban hành quyền giữ con cho bà. Trong khi đó thì Elamine lại được án lệnh của một Tòa Thánh ở Li-băng (religious court) ban quyền cho giữ con.
Reporter Tara Brown Being Forced Into A Police Car In Handcuffs Source: Seven Network
Luật Li-băng đương nhiên ban quyền giữ con cho người cha trừ khi có bằng chứng rõ ràng là người cha không có khả năng giữ con.
Faulker cầu cứu với Ngoại Trưởng Julie Bishop nhưng chính phủ Úc không làm gì được vì Li-băng không phải là thành viên của Công Ước Hague cho phép cha mẹ có con bị người phối ngẫu cũ "bắt cóc" xin tòa ở nước sở tại ra lệnh trả con về.
Hoặc khi người phối ngẫu cho phép mang con đi trong một thời hạn cố định nhưng người cha hoặc mẹ không chịu trả con về sau thời hạn đó.
Cảm thấy không còn cách nào khác, Faulkner liên lạc với Adam Whittington, chủ nhân của một công ty chuyên đi giựt con trả về cho cha mẹ có con bị người phối ngẫu cũ bắt cóc.
"Từ "bắt cóc" ở đây nên được hiểu trong bối cảnh một cặp vợ chồng đã ly thân hoặc ly dị, cha hoặc mẹ cố ý đưa con ra khỏi quốc gia con đang cư ngụ với người phối ngẫu cũ của họ mà không có sự đồng ý hoặc cho phép của người phối ngẫu đó". Luật sư Nguyễn Văn Thân
Dịch vụ này dĩ nhiên tốt rất nhiều tiền và trong trường hợp của Sally Faulkner là $120,000. Faulkner không có tiền nên Chương Trình 60 Phút nhảy vô trả tiền cho Whittington. Đổi lại, Faulkner và Whittington cho 60 Phút độc quyền quay phim câu chuyện và kế hoạch lấy lại con cùng với cảnh nhân viên của Whittington giựt hai đứa nhỏ từ tay bà nội ngay tại hiện trường.Công Ước Hague
60 Minutes followed Sally Faulkner to film the recovery of her children, Noah and Lahela, from her estranged husband Ali Zeid Elamine (pictured) whom she claims Source: Reuters
về những vấn đề dân sự liên quan tới việc bắt cóc trẻ con được ký kết tại The Hague vào ngày 25/10/1980.
Quốc gia thành viên đồng ý là mọi tranh chấp liên quan tới quyền giữ con sẽ được xét xử bởi tòa án ở quốc gia mà đứa bé thường đang cư ngụ trước khi bị bắt cóc.
Hiện Việt Nam chưa tham gia công ước Hague, điều này cũng đặt ra vấn đề với các bậc phụ huynh gốc Việt kết hôn với người có quốc tịch khác. Nếu vợ hoặc chồng mang con về Việt Nam sau khi hôn nhân tan vỡ, người phối ngẫu khó có thể giành lại quyền nuôi dưỡng con cái và có khả năng mất con.
Công Ước Hague được áp dụng trong một vụ kiện giữa DOCS và bà Garning vào năm 2011, còn được gọi là vụ kiện liên quan tới 4 chị em người Ý (Four Italian sisters case). Trong vụ kiện này, bà mẹ Garning sinh ở Úc vào năm 1979. Năm 1995 khi mới 16 tuổi, Garning quyết định sang Ý để học ngôn ngữ, văn hóa và nghệ thuật Ý.
Qua năm sau, Garning lấy một người đàn ông Ý tên là Vincenti khi bà chỉ mới 17 tuổi. Bà sinh 5 đứa con gái nhưng đứa thứ ba mắc bệnh và chết khi còn bé. Gia đình họ sống trong một khu làng kề cận cha mẹ của ông Vincenti.Tới năm 2007, sau một một cuộc gây gổ và bị chồng hành hung thì bà Garning quyết định ly thân dọn ra khỏi nhà dẫn theo 4 đứa con gái. Vào ngày 27/11/2008, hai vợ chồng ký văn bản thỏa thuận ly thân được tòa Ý chuẩn thuận. Dưới thỏa thuận này, hai bên đều có quyền giữ con nhưng 4 đứa gái sẽ ở với mẹ trong tuần và với cha cuối tuần.
Sally Faulkner pictured with her two children Noah and Lahela. Source: Seven Network
Sau khi ký thoả thuận xong, bà Garning muốn trở về Úc sinh sống. Điều này cũng dễ hiểu vì tất cả thân nhân họ hàng của bà đều ở Úc. Bà nói gạt chồng là bà muốn đưa 4 đứa con đi holiday đến Úc thăm gia đình trong một tháng. Tưởng rằng bà nói thật, ông Vincenti đồng ý cho bà làm passport cho mấy đứa nhỏ.
Bà mua vé máy bay khứ hồi và cùng 4 đứa con bay từ Rome tới Brisbane vào ngày 23/6/2010. Đây là lần đầu tiên chúng nó đặt chân tại Úc. 4 đứa con lúc đó tuổi từ 8, 9, 12 đến 14.
"Úc phê chuẩn Công Ước vào năm 1986. Hiện nay có khoảng 86 quốc gia đã gia nhập Công Ước. Mỗi quốc gia thành viên có trách nhiệm đề cử cơ quan điều hành Công Ước và tại Úc cơ quan đó là Department of Communities, Child Safety and Disability". Luật sư Nguyễn Văn Thân
Dĩ nhiên là sau đó bà cùng với mấy đứa con ở luôn bên Úc. Ông Vincenti yêu cầu Úc áp dụng Công Ước Hague trả 4 đứa con về Ý. Vụ kiện được xét xử lần đầu vào ngày 16/5/2011. Bà Garning lập luận là tòa không nên ban hành lệnh đưa 4 đưa con trở lại Ý vì ông Vincenti không hành xử quyền giữ con theo văn bản thỏa thuận ly thân, đã đồng ý cho bà dẫn các con sang Úc tái định cư, mấy đứa nhỏ đã quen với đời sống và môi trường bên Úc, không muốn trở về Ý và có nguy cơ chúng sẽ bị tổn hại về cơ thể lẫn tâm lý nếu bị trả về Ý.
Thẩm phán Forrest ban hành phán quyết vào ngày 23/6/2011, đúng một năm sau khi Garning đưa con về Úc. Tòa ra lệnh cho bà Garning đưa con về Ý với điều kiện là ông Vincenti trả $8,000 cho chi phí máy bay. Tòa phán là hồ sơ hội đủ điều kiện để áp dụng Công Ước Hague.
Đơn xin trả con về được nộp trong 12 tháng kể từ ngày 4 đứa con được xem như là bị bắt cóc. Cả 4 đứa đều dưới 16 tuổi, sinh ra và trưởng thành trong một khu làng tại Ý. Ý là một quốc gia thành viên của Công Ước. Tòa dựa vào báo cáo của một Chuyên Gia Tư Vấn Gia Đình (Family Consultant).
Chuyên gia này đã phỏng vấn 4 đứa con và đi đến kết luận là các lập luận hoặc cáo buộc của Garning không có cơ sở hoặc bằng chứng khả tín. Nếu bà Garning không hài lòng với thỏa thuận ly thân hoặc muốn đưa con sang định cư tại Úc thì phương pháp và thủ tục đúng đắn nhất là đệ đơn lên tòa tại Ý để xin xét lại.
Bà Garning nộp đơn kháng cáo lên Tòa Kháng Cáo và Tối Cao Pháp Viện nhưng thất bại. Trong tháng 5/2012, 4 đứa con chạy trốn với bà ngoại và bà cố ngoại sau khi tòa ra lệnh trả con cho DOCS. Sau một tuần lễ thì cảnh sát mới tìm ra. Tới tháng 10, 2012 thì 4 đứa con gái mới được đưa lên máy bay trở về Ý.