Luật Lệ Quanh Ta (82) Thủ tục pháp lý của Tuyên bố Trên Đà Phá Sản

Ten Network has called in the administrators after failing to secure a new finance package

Ten Network has called in the administrators after failing to secure a new finance package Source: AAP

Voluntary administration là một quá trình pháp lý mà nhiều người ở Úc có thể nghe còn thấy lạ lẫm. Từ đầu năm đến nay, tin tức nhiều công ty lớn tuyên bố đang trên đà phá sản khiến vấn đề pháp lý của voluntary administration càng được quan tâm hơn.


Hôm 14/6, Đài số 10 (Channel Ten) đã bị buộc phải đi vào voluntary administration sau khi các cổ đông tỷ phú của kênh này cho hay họ sẽ không còn bảo đảm một khoản vay chủ chốt của đài này.

Hồi tháng 5, hãng thời trang Topshop của Anh quốc cũng tuyên bố trên đà phá sản, để lại những khách hàng lo lắng không biết mình sẽ làm gì với những gift card họ nhận được hoặc những món hàng họ đã mua và muốn trả lại.

Nghiêm trọng hơn nữa là trường hợp đi đến phá sản của trường nghề tư nhân lớn nhất nước Úc, Careers Australia, khiến 15,000 sinh viên đang theo học giờ không biết đi đâu về đâu, đồng thời 1,000 nhân viên rơi vào cảnh thất nghiệp.

Nhiều người có liên quan khi nghe tin một tập đoàn lớn tuyên bố voluntary administration có thể lo sợ rằng tương lai của mình sẽ mất hết vì như vậy là công ty đó không còn hoạt động nữa.

Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Thuần giải thích, tuyên bố voluntary administration có khác so với khai phá sản, cũng như mục đích của quá trình voluntary administration mang sứ mệnh chủ chốt là giúp đỡ cho công ty tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm.

 






Share