Mời nghe toàn bộ phần trình bày của Luật sư Nguyễn Văn Thân trong phần audio.
Thế nào là phụ cấp nuôi con?
Nghĩa vụ nuôi con áp dụng cho tất cả các các cặp vợ chồng có hôn thú cũng như không hôn thú, kể cả người yêu nhưng đã có con chung. Luật quy định cả hai người đều phải có nghĩa vụ chăm sóc và nuôi nấng đứa con. Như vậy, nếu trong trường hợp vợ chồng đã ly hôn hoặc chia tay, một người nuôi con thì người còn lại phải có trách nhiệm gửi tiền phụ cấp.
Có những câu chuyện khi hai người quen biết nhau trong thời gian ngắn ngủi và người đàn ông không hề có ý định có con, hoặc thậm chí không muốn có con nhưng người phụ nữ vẫn tự ý sinh con. Thì luật vẫn được áp dụng và buộc người đàn ông phải có trách nhiệm phụ cấp.
Thực tế đã có những trường hợp hai người quen biết nhau trên mạng xã hội như Tinder, có một cuộc tình chóng vánh và người đàn ông không hề biết mình đã làm người phụ nữ có thai, thậm chí sau đó yêu cầu cô gái bỏ thai. Nếu như cô gái một mực sinh con thì người đàn ông vẫn phải thực hiện nghĩa vụ chăm nuôi hoặc phụ cấp theo luật.
Luật pháp chắc chắn sẽ không vì một vài người đàn ông vô trách nhiệm như vậy mà bỏ qua quyền lợi của đứa trẻ.
Nếu cố tình không thực hiện nghĩa vụ gửi phụ cấp nuôi con?
Tất cả những khoản phụ cấp nếu không trả sẽ lập tức trở thành món nợ và sẽ được cơ quan Child Support Angency là cơ quan chuyên đi thu hồi số nợ đó để trả lại cho người mẹ.
Ở các văn phòng Centrelink đều có Child Support Agency, người cha/mẹ có thể liên lạc nhờ hỗ trợ trong trường hợp cần phải đòi tiền phụ cấp từ người kia. Child Support Agency thậm chí còn có thể yêu cầu công ty nơi người cha/mẹ làm việc trừ lại khoản tiền phụ cấp nuôi con trước khi trả lương, trong trường hợp người đó không chịu/trả thiếu tiền phụ cấp.
Hiện tại, tổng số tiền mà các người cha còn thiếu nợ phụ cấp con cái trên toàn nước Úc đã lên tới $1.5 tỷ, nghĩa là có rất nhiều người cha không chịu trả phụ cấp hoặc trả thiếu số tiền này cho người mẹ.
Căn cứ trên điều gì để tính ra tiền phụ cấp?
Nếu người cha/mẹ có công việc làm, có thu nhập qua ngân hàng, thì Child Support Agency có thể truy cập vào tài khoản, hoặc liên lạc với Sở Thuế để biết được tiền lương và từ đó có công thức tính ra số tiền phải trả phụ cấp nuôi con. Số tiền này còn tuỳ thuộc vào số lượng con cái, thời gian người cha/mẹ dành cho đứa con trong tuần, nếu giữ con nhiều ngày thì đóng ít tiền hoặc ngược lại.
Có những người không có việc làm phải nhận tiền trợ cấp, thì mức phụ cấp cho con cũng rất ít. Nhưng có những người mở doanh nghiệp có lợi tức, nhưng lại không khai báo đầy đủ lợi tức của mình. Trong trường hợp này, người còn lại có thể thu thập bằng chứng và đệ đơn lên Toà án yêu cầu điều chỉnh số tiền phụ cấp cho thoả đáng.
Nhưng bất kể trường hợp nào, dù một bên có đóng tiền phụ cấp đầy đủ hoặc không, thì họ vẫn có quyền được gặp con, vì quyền được gặp cha mẹ là quyền của đứa con chứ không phải là quyền của một trong hai cha hoặc mẹ.
Phát hiện đứa con không phải con mình
Đã có những trường hợp người mẹ mặc dù biết đứa bé không phải con của người chồng, những vẫn đòi tiền phụ cấp sau khi ly hôn, và người chồng đã trả tiền trong một thời gian rất dài mới phát hiện ra đứa bé không phải con mình.
Ở những trường hợp này, người chồng có quyền tính lại toàn bộ số tiền đã trả phụ cấp cộng với tiền lời, và yêu cầu Toà án khởi tố. Nếu Toà án cũng phát hiện ra người mẹ biết sự việc nhưng cố tình im lặng để nhận phụ cấp, thì người mẹ sẽ phải bồi thường toàn bộ số tiền.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại