Thông tin về vắc xin coronavirus có thể có rất nhiều, thế nhưng có thể nó không có trong ngôn ngữ của chính quí vị.
Chính phủ cho biết hiện nỗ lực, để chuyển các thông tin chính mạch về vắc xin, sang các ngôn ngữ khác hơn là tiếng Anh.
Thế nhưng các nhà lãnh đạo cộng đồng cho biết, họ muốn cộng tác với chính phủ để giúp cho các thông tin chính xác, tin cậy được và có trong các loại ngôn ngữ.
Bác sĩ Mukesh Haikerwal là bác sĩ gia đình tại Hobsons Bay, vốn là một trong các địa phương có nhiều văn hóa khác nhau tại Victoria.
Ông cho biết, một chiến dịch quảng bá thông tin có thể tạo sự khác biệt giữa sống và chết.
"Rõ ràng chúng ta có một cộng đồng đa dạng và chúng ta ăn mừng chuyện đó, thế nhưng đó lả một đòi hỏi là phải chắc chắn rằng khi chúng ta quảng cáo toàn quốc, các chiến dịch về y tế, những gì quan trọng như vậy, thì tất cả cộng đồng cần được biết rất rõ về những gì xảy ra".
"Chúng ta cần các thông điệp bao giờ nhiều ngôn ngữ, trên giấy trắng mực đen, chúng ta cũng cần các tin vắn tắt nữa theo cách thức mà mọi người có thể lắng nghe hay xem trên trang mạng xã hội hay các phương tiện khác".
'Vì vậy thông điệp cần xuất hiện trên nhiều diễn đàn và nhiều ngôn ngữ, cũng như đến các nhóm với hạng tuổi khác nhau”, Mukesh Haikerwal.
Cũng giống như trong lãnh vực chính mạch của nước Úc có nhiều câu hỏi cho các bác sĩ và những nhà khoa học trong thời buổi đại dịch, bác sĩ Haikerwal cho biết các cộng đồng khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ, cũng cần có sự trấn an tương tự trong loại ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.
“Chúng ta cũng có lực lượng lao động đông đảo các bác sĩ gia đình đa văn hóa và họ có thể giúp mọi người hiểu được trong chính ngôn ngữ của họ, về các nhu cầu và quan ngại, cũng như giúp họ khỏi sợ hãi".
'Vì vậy rõ ràng có vai trò của các bác sĩ gia đình trong việc hỗ trợ, cố vấn và trấn an mọi người trong tiến trình nầy".
'Đó là bất cứ loại ngôn ngữ nào mà vị bác sĩ có thể nói được, thế nhưng trong cách thức mà họ thường nghe từ nguồn tin đáng tin cậy”, Mukesh Haikerwal.
Đó là một chuyện có thể ngăn chận được tình trạng thông tin sai lạc loan truyền về coronavirus bằng Anh Ngữ, thế nhưng với các ngôn ngữ khác thì sao?
Chủ tịch Hội đồng Ả Rập tại Úc là ông Roland Jabbour cho rằng, việc thiếu sót các thông tin chính thức bằng các loại ngôn ngữ, có nghĩa là các thành viên trong cộng đồng của ông bị bỏ mặc trong việc tự tìm kiếm thông tin của riêng họ về vắc xin và các thông tin như vậy không phải luôn luôn là đúng thật.
“Các thành viên trong cộng đồng nói chuyện với nhau và các thông tin nhiều khi không chính xác, chuyện nầy rõ ràng mang lại một số quan ngại".
"Nhiều người tiếp cận các thông tin từ vệ tinh về các tiếng ngoại quốc và chuyện nầy gây khó khăn liên quan đến nguồn tin, dẫn đến sự bối rối và quan ngại trong cộng đồng”, Roland Jabbour.
Ông cho rằng chính phủ cần phát triển một chiến thuật rõ ràng về vắc xin, đến các cộng đồng đa văn hóa qua nhiều nguồn tin mà họ biết và tin cậy.
“Mục tiêu cần đạt đến các nhóm trong cộng đồng đó, đến các vị lãnh đạo để thông tin nầy được truyền tải và tiếp nhận từ nguồn tin đáng tin cậy".
"Tôi nghĩ chúng ta có thể tách rời khỏi các nguồn tin truyền thống cho các cộng đồng di dân và có thể nhắm vào các lãnh vực mà cộng đồng thường tiếp cận".
"Vì vậy thay vì sự kiện là có nhiều địa điểm chính thức từ đó các thông tin được thông dịch, thì nó lại không đạt đến cộng đồng, với cùng mức độ mà người ta mong đợi”, Roland Jabbour.
Được biết các cộng đồng nói tiếng Ả Rập không phải là cộng đồng duy nhất trong việc kêu gọi chính phủ hãy cộng tác với các nhà lãnh đạo cộng đồng, để giúp cho các thông tin về vắc xin chính xác được đến với ngôn ngữ của họ, khác hơn là tiếng Anh.
Chủ tịch Hiệp hội Y tế Phi Châu tại Úc là bác sĩ Vincent Ogu cho biết, các thành viên của những cộng đồng khác nhau thuộc Phi Châu không nhất thiết phải đi qua các nguồn tin theo truyền thống.
Thay vào đó, ông tin rằng mọi người tỏ ra sẵn sàng tiếp nhận thông tin về vắc xin nếu nó đến từ các nguồn tin mà họ đã biết và tin cậy.
“Xây dựng niềm tin trong cộng đồng và cũng nhận thức rằng cộng đồng không cần thiết tiếp cận các thông tin chính mạch".
"Vì vậy có nhu cầu khám phá các phương tiện, những nguồn tin mà cộng đồng, đặc biệt là những người thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh, thường tiếp cận”, Vincent Ogu.
"Hầu hết người Hindu thông hiểu tiếng Anh, thế nhưng một số người cao niên hay các bậc cha mẹ có thể không biết, vì vậy việc nầy cũng giúp phổ biến việc chủng ngừa vắc xin nữa”, Prakhesh Mehta.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo trẻ Phi Châu và cũng là một nhân viên xã hội là Murray Jo Kamara cho rằng, các thông tin sai lạc cũng được gieo rắc trong những người trẻ.
"Hầu hết các thông điệp mà giới trẻ nhận được, đặc biệt là những người trẻ Phi Châu, là qua trang mạng xã hội, trong đó một số không đúng thực".
"Trong thời buổi đại dịch, trang mạng xã hội là một phương tiện tốt nhất để nói chuyện với những người trong cộng đồng, bởi vì rất khó cho họ gặp nhau".
"Nếu thông tin đến từ các tổ chức hay các nhóm cộng đồng mà họ tin tưởng, mọi người có thể tiếp nhận một cách nghiêm túc".
"Chúng ta có các tổ chức cộng đồng trẻ, như các nhóm về thể thao hay về xã hội, mà những người trẻ rất tin cậy".
"Vì vậy nếu các thông điệp có thể đến từ những người nầy, điều đó sẽ rất quan trọng đối với họ”, Murray Jo Kamara.
Với việc thiếu sót các thông tin chính thức bằng ngôn ngữ khác nhau từ chính phủ, nhiều cộng đồng thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh bị bỏ mặc để tự tạo ra và phân phối các nguồn tin của họ về vắc xin.
Chủ tịch Hội đồng Người Hindu tại Úc là ông Prakhesh Mehta cho biết, toán của ông đã ấp ủ một kế hoạch để giúp đỡ việc phân phối các thông tin về vắc xin.
“Chúng tôi nghĩ rằng ngay khi có một số chi tiết cần phổ biến, chúng ta sẽ thực hiện dưới dạng các tờ rơi phân phát trong số các cần thiết thành viên".
"Thêm nữa, chúng ta tổ chức các cuộc họp qua mạng với các bác sĩ thuộc cộng đồng Hindu, một số đại diện chính phủ và rồi chúng ta phân biệt chuyện nầy”, Prakhesh Mehta.
Ông cũng kêu gọi chính phủ hãy có các thông tin trong các ngôn ngữ như Hindi, Tamil và Punjabi.
“Nếu chính phủ nghĩ đến chuyện sản xuất thông tin nầy bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, như tiếng Hindi, Tamil và Punjabi, Gujarati, thì có nhiều ngôn ngữ khác nhau".
"Hầu hết người Hindu thông hiểu tiếng Anh, thế nhưng một số người cao niên hay các bậc cha mẹ có thể không biết, vì vậy việc nầy cũng giúp phổ biến việc chủng ngừa vắc xin nữa”, Prakhesh Mehta.
Được biết mọi công dân và thường trú nhân Úc sẽ được chủng ngừa miễn phí.
Hầu hết những người mang visa, bao gồm các sinh viên quốc tế, visa làm việc, tay nghề, gia đình, người sống chung, người tỵ nạn, nhân đạo, visa sống ở các vùng quê, visa bắc cầu hay visa đặc biệt cũng được miễn phí.
Ngoại lệ duy nhất là các du khách tại Úc, quá cảnh, evisitor hay visa được phép du lịch bằng điện tử, chính phủ cho biết trong giai đoạn nầy, họ không bao gồm trong kế hoạch chủng ngừa của nước Úc.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại