Wayne Smith là một người chăn nuôi dê và cừu tại trang trại Karoola một vùng quê hẻo lánh ở New South Wales.
Ông nói rằng thiếu nước và nước không đủ chất lượng đã khiến cho trang trại ông không có nước sạch cho gia súc.
"Bây giờ còn một vài vũng nước còn sót lại quanh đây, hiện tại chúng có màu nhờ nhờ của vôi. Với tôi nước này không có chất lượng tốt như chúng thường có cho công việc chăn nuôi của chúng tôi đòi hỏi. Chúng tôi cần nước sạch có chất lượng cho gia súc quanh năm. Và khi nói đến trang trại tức là bạn nghĩ ngay đến việc phải có nước ngọt tốt cho gia súc của mình, vì vậy chúng tôi không bơm nước này cho gia súc của mình tuy vậy chúng tôi cũng bị mất chứng nhận là trang trại có đủ nước sạch cho gia súc."
Ông nói vì mất sự chứng nhận về nguồn nước sạch cung cấp cho gia súc đã làm thiệt hai thêm về tài chánh cho trang trại chăn nuôi của ông.
"Chúng tôi đã mất tiền một khoản nằm dưới cái mức có thể chấp nhận được. Tính ra là lỗ vài đô la cho một kg súc sản bởi vì chúng tôi bị mất danh hiệu sản phẩm hữu cơ sạch. Vì vậy, bây giờ giá súc sản của chúng tôi trở lại giá bình thường trong nước."
Ông Smith đã từng điều hành một cái trang trại ba ngàn con cừu thịt, nhưng với hạn hán khiến cho khó khăn cho việc tiếp cận với nguồn nước, ông đã phải giảm số đầu súc sản đó xuống còn 800 con.
"Thường sẽ có một hoặc hai tháng mưa ở đó một nơi nào đó giúp bạn tiết kiệm trong vài tháng. Bạn chỉ cần thả cho đàn gia súc sống tự nhiên trên đồng mà không cần phải cung cấp cỏ cho chúng ăn. Thế nhưng bây giờ thì chúng tôi phải nuôi gần mười hai tháng liên tục, Chúng tôi đã cho cừu ăn và cỏ khô và những thứ tương tự để cố gắng duy trì số lượng, và giờ thì chúng tôi muốn buông tay đầu hàng."
Ở thượng nguồn, người chăn nuôi gia súc Glenn Morris đã chứng kiến thị trấn Menindee ở phía tây New South Wales đang trải qua một trong những vụ cá chết lớn nhất của Úc từ giữa tháng 12 đến tháng 1.
Ông Morris nói rằng ông đi từ Inverell dọc theo sông Darling để tận mắt chứng kiến ảnh hưởng của mực nước thấp và hạn hán đã xảy ra.
Ông thấy tác hại của hạn hán có thể tàn phá một tài sản.
"Nơi tôi đến từ tất cả các cây cối đều khô rũ và đang chết vì hạn hán. Ngay cả những cây to cổ thụ cũng chết vì thiếu nước và do sức nóng hơn bình thường trong không khí. Tôi biết rằng như khoa học giải thích, cây cối đã đang đạt đến giới hạn chịu nhiệt của chúng. Và nhìn rộng ra trên địa cầu cùng vĩ độ với Úc, thì khắp nơi đều đang mất đi cây cối vốn là những nhà máy giúp giữ bình ổn nhiệt độ và độ ẩm trong không khí, và điều này làm ảnh hưởng đến chu kỳ xoay vòng của nước. Chúng ta thực sự gặp rắc rối với khí hậu, và vì vậy tôi rất lo lắng."
Các chuyên gia về nước cho biết điều kiện không thể đoán trước sẽ khiến việc quản lý nước trở nên khó khăn.
Giáo sư Willem Vervoort là một nhà thủy văn học tại Đại học Sydney nói rằng Úc cần phải suy nghĩ lại về cách quản lý nước.
"Chúng ta sẽ thấy hạn hán kéo dài hơn và nặng nề hơn. Tuy vậy, xen kẽ với những năm hạn hán sẽ là những năm lũ lụt rất cao hoặc mưa kéo dài rất ẩm ướt, hoặc là sự kết hợp của những thứ đó, và nó khiến cho việc quản lý hệ thống nguồn nước không dễ dàng chút nào.
Giáo sư Willem Vervoort nói Úc cần phải đưa hết những biến chuyển phức tạp của khí hậu vào trong dự trù quy hoạch trong tương lai.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung