Trưng cầu dân ý giành độc lập của người Kurd ở Iraq liệu thành công?

Bích chương vận động trong cuộc trưng cầu dân ý

Bích chương vận động trong cuộc trưng cầu dân ý Source: AAP

Thủ tướng Iraq Haider el Abadi cho biết chính phủ địa phương Kurdistan hiện chơi một trò chính trị nguy hiểm bằng cách tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập.


Được biết Quốc hội của khu vực tự trị của người Kurd ở Iraq đã chấp thuận việc tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc độc lập của vùng nầy vào ngày 25 tháng 9 sắp tới.

Nhà cầm quyền địa phương và quốc tế hiện bày tỏ quan ngại sâu xa, về quyết định của khu vực người Kurd ở Iraq, dự định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày thứ hai sắp tới 25 tháng 9.

Quốc hội của vùng tự trị nầy đã nhóm họp lần đầu tiên trong 2 năm, để xác nhận về quyết định tổ chức cuộc bỏ phiến độc lập khỏi Iraq.

Dân biểu thuộc đảng Dân chủ Kurdistan là ông Omed Khoshnaw cho biết, các chính trị gia người Kurd đã tranh đấu giành độc lập suốt một thế kỷ qua.

“Chúng tôi đã chờ đợi hành động nầy hơn 100 năm qua để thành lập một quốc gia và hy vọng đạt được ước mơ vào ngày 25 tháng 9 để có được một quốc gia dân chủ”.

Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Haider el Abadi cho biết cuộc bỏ phiếu có thể phá hỏng các mục tiêu đạt được của người Kurd, theo hiệp ước về tự trị của họ.

Thổ nhĩ Kỳ quan ngại về hậu quả của việc nầy đối với dân số người Kurd tại nước nầy và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan dự định gặp gỡ Thủ tướng Abadi.

“Chúng tôi sẽ thảo luận việc nầy trong thời gian Hội đồng An ninh Quốc gia nhóm họp, khi chúng tôi chuyển từ ngày 27 tháng 9 sang ngày 22 tháng 9".

"Chúng tôi sẽ có cuộc họp nội các diễn ra trong cùng ngày và lập trường của chúng tôi sẽ được thảo luận cũng như sẽ đưa ra các quyết định".

"Vì vậy, Thổ nhĩ Kỳ sẽ loan báo lập trường sau cùng về việc trưng cầu dân ý".

"Đây sẽ là một chủ đề trong nghị trình trong cuộc họp của tôi với Tổng thống Donald Trump”, Recep Tayyip Erdogan.

Tổng thống Erdogan hiện chưa chấp thuận, cũng chưa chống đối cuộc trưng cầu dân ý qua những lời lẽ rõ ràng, thế nhưng một số thành viên trong công chúng Thổ, rõ ràng lên tiếng chống đối mạnh mẽ.

Chẳng bao lâu sau khi cuộc bỏ phiếu được loan báo, đảng đối lập tại Thổ là Phong trào Quốc gia, đã xuống đường ở Istanbul với hàng trăm người biểu tình.

Họ muốn chính phủ Thổ, hãy can thiệp và chấm dứt vụ bỏ phiếu của công chúng.

Giáo sư Kader Cakan là một trong số những người nói rằng, họ lo sợ một lời kêu gọi của chủ nghĩa phân lập trong vùng đông nam nước nầy, nơi có dân số người Kurd đông đảo.

“Tôi nghĩ đây là một vấn đề quốc gia và Thổ nhĩ Kỳ phải tìm cách ngăn cản chuyện nầy, phải cho thấy sức mạnh của Thổ”.

Được biết đảng Công nhân Người Kurd hay Kurdistan Workers Party  gọi tắt là PKK, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã chiến đấu chống lại chính phủ Thổ trong 30 năm qua.

Một thành viên của đảng nầy cho biết, cuộc bỏ phiếu sẽ giúp cho PKK thêm nhiều quyền hạn và dẫn đến tình trạng bạo động tại thành phố dầu hỏa Kirkuk đang bị tranh chấp.

Được biết thành phố nầy, được chính phủ Iraq tại Baghdad và chính phủ khu vực người Kurd tại Iraq, đã tranh giành nhau.

“Nếu nhà lãnh đạo người Kurd là Masoud Barzani không hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý nầy, cuộc nổi dậy nầy sẽ kết thúc tại Kirkuk, vì vậy chúng tôi kêu gọi mọi người biết rõ lập trường của mình”.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Antonio Gutteres cảnh cáo rằng cuộc trưng cầu dân ý có thể đánh lạc hướng, đối với vấn đề lớn hơn, là các cuộc hành quân chống IS trong vùng.

Ông Gutteres kêu gọi các chính phủ Iraq và chính phủ vùng tự trị cuả người Kurd, hãy tập trung vào việc đánh bại IS và giải quyết vấn đề, qua đối thoại và lòng kiên nhẫn.

Hoa kỳ và các nước Tây phương khác cũng có những lời kêu gọi tương tự, khi thúc giục các chính phủ liên hệ hãy tập trung việc chiến đấu nhắm vào IS hay Daesh.

Thế nhưng ông Masoud Barzani nói rằng, không có gì có thể thay đổi được các kế hoạch, nhằm tiến hành cuộc trưng cầu dân ý vào ngày tháng đã định.

“Chúng tôi vẫn chưa nghe đề nghị nào có thể thay đổi cuộc trưng cầu dân ý cuả người Kurd".

"Chúng tôi đã đánh bại bọn Daesh và chúng tôi nghĩ rằng chính phủ Iraq sẽ tưởng thưởng cho chúng tôi và chúc phước lành về quyết định của chúng tôi khi thành lập một quốc gia".

"Thế nhưng ngược lại họ lại chống chúng tôi, vì vậy chúng tôi sẽ không để ý đến họ”, Masoud Barzani.

Được biết hàng trăm người Kurd đã tuần hành để ủng hộ quyết định tổ chức trưng cầu dân ý, sau khi việc nầy được công bố.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share