Sri Lanka đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập niên.
Và với hơn 40 nghị sĩ rút lui khỏi liên minh cầm quyền, để lại cho phe thiểu số cầm quyền, là điều mà người dân Sri Lanka không trông đợi và họ đã xuống đường biểu tình đòi giải tán chính quyền thiểu số đó
Bộ trưởng tài chính mới được bổ nhiệm từ chức chỉ sau một ngày làm việc trong lúc những người biểu tình và các đồng minh cũ của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa kêu gọi ông từ chức, thế nhưng lời kêu gọi này không làm ông từ bỏ quyền lực, và anh trai ông cũng vậy không muốn từ bỏ chức thủ tướng.
Thay vào đó, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa kêu gọi các đảng đối lập giúp ông thành lập chính phủ quốc gia và nhận các vai trò trong nội các - thế nhưng đề xuất này cũng đã bị phía đối lập từ chối.
Sajith Premadasa là lãnh đạo của liên minh đối lập chính của Sri Lanka.
"Cả nước đang kêu gọi thay đổi cả ban bệ chứ không phải lẻ tẻ, trong cái hệ thống hiện tại. Vì vậy, những gì chúng tôi yêu cầu là thay đổi sỹ mang tính đột phá để đem lại sự cứu trợ cho quốc gia, chứ không phải cứu trợ cho các chính trị gia."
Các nhà phân tích cho rằng sự quản lý kinh tế yếu kém của các chính phủ kế tiếp nhau đã tạo ra một sự thâm hụt dai dẳng kéo dài và là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng.
Các cuộc lạm phát đã được đẩy nhanh bởi các đợt cắt giảm thuế lớn ban hành chỉ vài tháng trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.
Người dân Sri Lanka thuộc mọi tầng lớp xã hội đang yêu cầu chính phủ phải chịu trách nhiệm.
Một sinh viên tham gia biểu tình phát biểu:
"Chúng tôi ở đây thay mặt cho toàn thể quốc gia Sri Lanka. Chúng tôi đang phải đối mặt với rất nhiều khủng hoảng, chúng tôi không có tiền. Người dân đang gặp khó khăn, dân không có thức ăn, dân không có gì hết. Người dân không có gas để nấu ăn, không có tiền để mua gạo mua thực phẩm. Tình hình này không thể tiếp tục được nữa. Nó cần phải chấm dứt. Có gì đó phải thay đổi ở đất nước này. Vì vậy, chúng tôi ở đây để thực hiện thay đổi đó và chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến khi có sự thay đổi."
Một nhân viên văn phòng trong cuộc biểu tình chia sẻ:
"Mặc dù tôi có việc làm, nhưng tôi đến đây vì trách nhiệm của một công dân với đất nước là lên tiếng vì quyền lợi cho người dân và đất nước của tôi. Tất cả chúng tôi đều có việc làm nhưng chúng tôi đến đây để bảo vệ đất nước của mình."
Trong cuộc biểu tình có sự tham gia của cả các nhà sư Phật giáo:
"Đất nước chúng tôi đã phải đối mặt với một số cuộc khủng hoảng và thảm họa. Đó là cuộc khủng hoảng do chế độ Rajapaksa tạo ra ở đất nước này. Một cuộc khủng hoảng do chế độ Rajapaksa tạo ra đã phá hủy tương lai của hàng trăm nghìn thanh niên . Cuộc sốngchật vật của các bậc cha mẹ cũng đã bị phá hủy hoàn toàn. Chế độ Rajapaksa đã làm gián đoạn việc giáo dục của hàng trăm nghìn trẻ em, phá sản nền kinh tế của chúng tôi nói chung và phá hủy toàn bộ đất nước."
Có những báo cáo về bạo lực quá mức và không chính đáng được sử dụng bởi cảnh sát chống lại những người biểu tình bất chấp tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc được ban bố vào hôm thứ Sáu, 1 tháng 4.
Liz Throssell là phát ngôn viên của Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc.
"Chúng tôi lo ngại rằng các biện pháp đó nhằm ngăn chặn hoặc không khuyến khích mọi người bày tỏ sự bất bình của họ một cách hợp pháp thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa và làm nản lòng việc trao đổi quan điểm về các vấn đề được công chúng quan tâm."
Hiện nay thì tình trạng khẩn cấp đã được hủy, bà Throssell nói rằng Hội đồng Nhân quyền UN sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình.
"Khả năng giải quyết khủng hoảng kinh tế một cách hiệu quả và đảm bảo cho tất cả người dân ở Sri Lanka của chính phủ đã bị ảnh hưởng nằng nề từ khuynh hướng quân sự hóa cũng như sự suy yếu trong kiểm tra thể chế và cân bằng ở Sri Lanka."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung