Khi anh em họ người Việt tại Úc kết hôn để bảo lãnh vợ chồng

The Partner visa allows you to live in Australia if you are the spouse or de facto partner of an Australian citizen

The Partner visa allows you to live in Australia if you are the spouse or de facto partner of an Australian citizen Source: Pixabay

Luật pháp Úc cho phép anh em họ kết hôn với nhau khi họ đủ tuổi trưởng thành. Nếu du học sinh Việt Nam kết hôn với người anh họ vừa có thường trú nhân tại Úc, vậy cuộc hôn nhân này có hợp pháp không?


Luật sư Lê Đức Minh cho SBS biết dĩ nhiên luật pháp tại Úc cho phép công dân Úc kết hôn giữa anh em họ, nên cuộc hôn nhân của giữa hai anh em họ là hợp pháp, theo điều 23B Đạo luật Hôn nhân gia đình.

Hợp pháp để làm gì? Nếu là hai người trưởng thành và đều là thường trú nhân tại Úc , yêu nhau thật sự và bất chấp sự phản đối của gia đình tại Việt Nam, thì cuộc hôn nhân của họ không ai có quyền can thiệp.

Tuy nhiên nếu kết hôn để tìm kiếm một cơ hội định cư tại Úc thì là một điều không nên làm. Vì khi xét hồ sơ xin visa vợ chồng, bộ di trú vừa xem xét cuộc hôn nhân đó có hợp pháp theo luật hôn nhân gia đình của Úc , cuộc hôn nhân đó có phải là cuộc hôn nhân thật sự, và có phù hợp với phong tục tập quán của người xin visa đoàn tụ vợ chồng hay không.
"Bộ di trú sẽ xét duyệt những hồ sơ này rất cẩn trọng. Người nộp hồ sơ phải trả lời được câu hỏi của Bộ di trú về sự phản đối của gia đình, và phải thuyết phục được hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu". LS Lê Đức Minh
Vì thế khi xét hồ sơ xin đoàn tụ hôn nhân của người Việt, bộ di trú luôn chú trọng tìm xem những cuộc hôn nhân như thế lieu có phù hợp với phong tục tập quán của người Việt.

Do những người đi trước đã khai với bộ di trú là tập quán người Việt rất coi trọng việc thành lập gia đình. Trước đám cưới phải là đám hỏi. Và trong đám hỏi phải có hình thức đi lễ như thế nào. Hộp trầu cau phải có gì, ai là người mang hộp quả này từ ngoài vào nhà bên nhà gái…

SBS
"Luật pháp Úc cho phép anh em họ cưới nhau, nhưng nếu là người Việt muốn bảo lãnh hôn thê, họ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng". LS Lê Đức Minh Source: Courtesy of LS Lê Đức Minh
Bộ di trú cũng biết là người Việt rất kỵ chuyện chồng nhỏ tuổi hơn vợ, hay tuổi của chồng bằng tuổi cha của cô dâu. Và họ cũng biết cả việc chọn vợ chọn chồng gia đình người Việt coi tuổi vợ chồng có xung khắc hay không.

Do đó việc anh em họ đời thứ nhất là lấy nhau sẽ được bộ di trú nhận xét là điều mà không có gia đình Việt Nam nào có thể chấp nhận.

Cho nên hợp pháp theo luật gia đình của Úc không có nghĩa là “hợp lý” theo cách nhìn nhận của bộ di trú về hôn nhân theo tập quán của người Việt.



Share