Đã 5 tháng kể từ khi các chiến binh Hamas ra tay sát hại trong một lễ hội cuồng nhiệt ở Israel, giết hại và bắt cóc những người vui chơi.
Người Israel ngày càng thất vọng, vì khoảng 133 con tin vẫn đang bị Hamas giam giữ.
Những thân nhân này đã hô vang các khẩu hiệu và mang theo ảnh của người thân, trong một cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng Israel.
Rotem Cooper nói rằng họ không tin rằng, chính quyền đã làm đủ việc để đưa những con tin về nhà.
“Chúng tôi rất lo ngại rằng, mặc dù họ nói là các con tin rất quan trọng, nhưng trên thực tế có vẻ như hành động của họ không có mức độ ưu tiên đầy đủ".
"5 tháng trôi qua, nhiều con tin đã chết trong thời gian này và điều đó đơn giản là không thể chấp nhận được”, Rotem Cooper.
Được biết việc thả con tin, là một trong những mối quan ngại lớn lao được thảo luận trong vài ngày qua, trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Cairo.
Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào Chủ nhật, thời hạn mà các nhà hòa giải đã đặt ra, để hai bên phản hồi đề nghị ngừng bắn 40 ngày hiện tại.
Trong khi đó Hoa Kỳ đổ lỗi cho Hamas đã làm chậm các cuộc đàm phán, vì họ không đồng ý trả tự do cho những người bị giam giữ bệnh hoạn và người già, trong khi Hamas cáo buộc Israel đang cố gắng đảm bảo việc thả con tin, mà không đồng ý với các điều kiện khác.
Tuy nhiên Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần nói rằng, Hamas có trách nhiệm phải đồng ý với các điều khoản, đặc biệt là khi tháng ăn chay Ramadan đang đến gần, điều mà một số người lo ngại có thể là điểm bùng phát bạo lực.
"Hiện giờ việc đó đang nằm trong tay của Hamas, còn phía Israel đã hợp tác".
"Có một lời đề nghị hợp lý cuả cộng đồng quốc tế, đó là phải có lệnh ngừng bắn", Joe Biden.
Trong khi đó, những lo ngại vẫn tiếp tục về việc cung cấp viện trợ.
Các cơ quan viện trợ cho biết, đám đông tuyệt vọng ngày càng chận xe và cướp bóc các xe tải, viện trợ thực phẩm đến bằng đường bộ.
Những người Gaza phải di tản như Manar Jerjawi nói rằng, họ đang trên bờ vực chết đói và họ cần được giúp đỡ.
"Không có thức ăn, không nước uống, trẻ em đang đau khổ".
"Chúng luôn nói: 'Tôi muốn được ăn'.
"Bạn đi tìm bột mì trong xóm, nếu bạn tìm thấy nó ở nhà hàng xóm, hoặc tìm thấy nó sau khi tìm kiếm từ khu phố này sang khu phố khác, thì bạn cũng không thể nướng nó, vì không có nước”, Manar Jerjawi.
Được biết Israel đã cấm nhập vào Gaza các thực phẩm, nước uống, thuốc men và các vật tư khác, ngoại trừ một lượng nhỏ hàng viện trợ từ Ai Cập vào miền nam, tại cửa khẩu Rafah và cửa khẩu Kerem Shalom của Israel.
William Schomburg là Trưởng phái đoàn của hội Hồng Thập Tự cho biết, công việc của họ ngày càng khó thực hiện do những hạn chế hiện tại.
“Hoạt động trong loại môi trường này là vô cùng khó khăn, và trách nhiệm thực sự của các bên trong cuộc xung đột là tạo điều kiện cho các tổ chức nhân đạo có thể đáp ứng nhu cầu của dân thường và bản thân dân thường không bao giờ được trở thành mục tiêu".
"Về điểm này, quy tắc chiến tranh rất rõ ràng”, William Schomburg.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia là ông Anwar Ibrahim cáo buộc các quốc gia phương Tây, không đứng lên bảo vệ người dân Gaza.
Ông nói rằng, thảm kịch đã ‘làm lộ rõ’ điều mà ông mô tả là, ‘bản chất thường phục vụ lợi ích cá nhân’, của trật tự dựa trên luật lệ quốc tế.
Ông tin rằng, chính trị đã lấn át việc áp dụng luật pháp quốc tế và nhân đạo trong trường hợp này.
"Những phản ứng khác nhau của phương Tây trước nỗi đau khổ của con người, là thách thức đối với lý luận".
"Ví dụ tại sao phương Tây lại lớn tiếng, kịch liệt và dứt khoát như vậy trong việc lên án việc Nga xâm lược Ukraine, trong khi vẫn hoàn toàn im lặng trước hành vi đổ máu không ngừng, gây ra cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội ở Gaza”, Anwar Ibrahim.
Chúng tôi vẫn lo ngại về điều đó, như chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi muốn viện trợ nhân đạo có thể được chuyển đến người dân Gaza, Anthony Albanese.
Trong khi đó Hoa Kỳ đã đẩy mạnh việc thả dù thực phẩm và viện trợ khác xuống phía bắc vùng đất này, cùng với Lực lượng Không quân Hoàng gia Jordan.
Tổng thống Joe Biden cũng sẽ xác nhận trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang của mình, về kế hoạch xây dựng một cảng tạm thời trên bờ biển Địa Trung Hải của Gaza, để cho phép tăng cường vận chuyển viện trợ đến bằng đường biển.
Còn Tây Ban Nha đã công bố kế hoạch gửi thêm 20 triệu euro, tương đương 33 triệu đô la Úc cho cơ quan tị nạn Palestine của Liên hợp quốc thường được gọi là UNWRA, để trang trải chi phí viện trợ.
Tổng ủy viên của cơ quan nói trên là Philippe Lazzarini, nói rằng cần nhiều hơn nữa.
"Tây Ban Nha cũng đang dẫn đầu, bằng ví dụ điển hình".
"Khi họ nói rằng, một cơ quan giống như huyết mạch của người tị nạn Palestine là không thể thiếu, đặc biệt trong những hoàn cảnh này”, Philippe Lazzarini.
Điều đó gây thêm áp lực lên Úc và các quốc gia phương Tây khác trong việc khôi phục cam kết tài trợ của họ, vốn đã bị cắt sau những cáo buộc sai trái.
Trong khi đó Ngoại trưởng Penny Wong đã đánh dấu một khoản viện trợ sắp được chuyển đến cho Gaza, trong khi Thủ tướng Anthony Albanese luôn bảo vệ quyền tự vệ của Israel, cũng như việc cung cấp viện trợ.
“Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu xa về cuộc khủng hoảng nhân đạo, mà chúng tôi chứng kiến đang diễn ra ở Gaza".
"Chúng tôi vẫn lo ngại về điều đó, như chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi muốn viện trợ nhân đạo có thể được chuyển đến người dân Gaza”, Anthony Albanese.