Năm 2016 bắt đầu bằng dấu hiệu chết chóc.
Chỉ 12 ngày sau năm mới, một kẻ ném bom tự sát, nghi ngờ là do IS sai khiến đến từ Syria, đã giết chết ít nhất 10 người tại Istanbul, thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Hầu hết nạn nhân là du khách người Đức.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành mục tiêu tấn công chủ chốt của IS, khi tổ chức này đã từng gây ra hai vụ nổ bom tại đây hồi năm 2015.
Chỉ ba ngày sau vụ khủng bố tại Thổ, thì tại một quốc gia Tây Phi, Burkina Faso, ít nhất 28 người mang 18 quốc tịch khác nhau bị thiệt mạng, nhiều người khác bị bắt làm con tin, khi những tay súng Hồi giáo tràn vào chiếm bệnh viện Splendid tại thủ đô Ouagadougou của nước này. Vụ tấn công được xác nhận do nhóm al-Qaeda, một chi nhánh thuộc tổ chức quân sự Hồi Giáo Maghreb gây ra. Lực lượng an ninh của Burkina sau đó bắt đầu đánh trả để giành lại bệnh viện vào sáng sớm ngày 16 tháng Giêng, họ tiến vào tiền sảnh của bệnh viện, phóng hỏa một phần khu vực này và giải cứu gần 30 con tin, bao gồm Bộ trưởng Lao Động.
Vào ngày 13 tháng Ba, một chiếc xe hơi chứa đầy bom nổ tung tại một trung tâm giao thông sầm uất ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết 37 người và làm bị thương ít nhất 125 người khác.
Tổ chức Phượng Hoàng Tự Do người Kurd, có dính líu tới nhóm chiến binh PKK, đứng ra tuyên bố đã tổ chức vụ nổ bom này, cũng như thề rằng sẽ tiếp tục những hành động tấn công thêm nữa, nhằm trả thù cho những chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ gây ra tại khu vực có đông người Kurd sinh sống, thuộc đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Đảng Công nhân Kurd PKK là một tổ chức vũ trang, đã nổi lên chống lại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ suốt ba thập niên qua, nhằm đòi quyền tự trị cho người Kurd ở Thổ.
Cũng trong ngày 13/3/2016, những tay súng của al-Qaeda thuộc tổ chức quân sự Hồi Giáo Maghreb đã uống bia tại một quầy bar ven biển, trước khi nổ súng giết chết 18 người tại thị trấn du lịch Grand Bassam, thuộc Đông Nam Bờ Biển Ngà.
Chín ngày sau vụ tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bờ Biển Ngà, thì tại thủ đô nước Bỉ, những kẻ ném bom tự sát thình lình tấn công phi trường Brussel, bắt đầu bằng hai vụ nổ liên tiếp tại sân bay này, và một vụ đánh bom tại trạm metro của thành phố sau đó chỉ khoảng1 tiếng đồng hồ, khiến ít nhất 35 người bị thiệt mạng và làm bị thương hơn 300 người.
Những vụ tấn công liên tiếp ở Bỉ đã đẩy các quốc gia Tây Âu vào tình trạng báo động an ninh khẩn cấp, một vài con đường và phương tiện giao thông xuyên quốc gia bị ngưng trệ.
Boy in a field of flowers and candles laid there for the commemoration of the Brussels terror attacks of 22 March 2016 Source: Flickr Ronan Shenhav
Chỉ năm ngày sau khi nước Bỉ bị tấn công, thì tại Pakistan, ngày 27/3, một kẻ đánh bom tự sát đã giết chết ít nhất 65 người, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, tại một công viên ở thủ đô Lahore. Vụ khủng bố sau đó được xác nhận là do phiến quân Taliban tại Pakistan gây ra. Giới chức Pakistan cho hay hơn 300 người bị thương trong vụ tấn công này.
Vào tháng 6, tại Thổ Nhĩ Kỳ, một chiếc xe chứa bom tông thẳng vào xe bus của cảnh sát tại trung tâm thành phố Istanbul vào giờ cao điểm buổi sáng ngày 7/6, giết chết 11 người và làm bị thương 36 người khác. Vụ nổ bom xảy ra gần địa điểm du lịch chính của Istanbul, bên cạnh trường đại học lớn và văn phòng thị trưởng thành phố.
Sau đó hôm 12/6, một người đàn ông có vũ trang đã xả súng giết chết 50 người tại một câu lạc bộ của người đồng tính nam ở thành phố Orlando, bang Florida. Đây là vụ xả súng tồi tệ nhất xảy ra trong lịch sử nước Mỹ. Cảnh sát đã tiêu diệt kẻ khủng bố, được xác nhận tên là Omar Mateen, 29 tuổi. Giới chức nói hắn ta đã gọi đến số điện thoại cứu cấp 911 vào buổi sáng trước khi xả súng và tuyên bố hắn ủng hộ tổ chức IS.
Vào tháng bảy, tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo IS lại tuyên bố lãnh trách nhiệm một vụ tấn công khác, lần này xảy ra ở thủ đô Iraq.
Ít nhất 300 người bị thiệt mạng và 200 người khác bị thương trong hai vụ nổ bom ở thủ đô Baghdad, gần như tất cả các nạn nhân là người địa phương, đang ăn mừng lễ Ramadan trong một trung tâm mua sắm sầm uất.
The city of Baghdad is seen from the air April. 20th, 2016. Source: Flickr Chairman of the Joint Chiefs of Staff
Chỉ 10 ngày sau đó, một người đàn ông đã giết chết 84 người và làm bị thương hàng trăm người, khi hắn tông chiếc xe tải đang chạy với vận tốc cao vào một đám đông ở Nice đêm thứ năm, trong một lễ hội mừng ngày phá ngục Bastille, là ngày lễ Quốc khánh của Pháp. Lúc đó mọi người đang tụ tập xem pháo hoa trên một quãng đường dành cho người đi bộ, dọc theo địa điểm nghỉ mát Riviera của thành phố Nice.
Tay lái xe tải có vũ trang, được xác nhận là một người Tunisia tên Mohamed Lahouaiej Bouhlel, hắn cũng là kẻ đã xả súng vào đám đông trước khi bị cảnh sát bắn chết.
Tổ chức IS lên tiếng xác nhận đã gây ra vụ khủng bố ở Nice, tuy nhiên giới chức nói họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy vụ tấn công có liên quan đến nhóm phiến quân này.
Và mới hồi tháng 11 này, 11 người đã bị thương tại trường đại học bang Ohio, trong một vụ tông xe và tấn công bằng dao.
Vụ khủng bố được xác nhận do tổ chức IS gây ra, trong đó kẻ chủ mưu Abdul Razak Ali Artan được cho là một trong những binh sĩ của tổ chức IS.