Với việc phóng hỏa tiễn mang theo tàu vũ trụ không người lái Chandrayaan-2, Ấn Độ đang trên đường trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc có tàu hạ cánh thuận lợi xuống Mặt Trăng. Sự kiện diễn ra muộn một tuần so với kế hoạch ban đầu.
Chandrayaan-2 nặng 3,8 tấn, gồm ba thiết bị chính là tàu bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng, trạm đổ bộ và xe thám hiểm. Các thiết bị này đều được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO).
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gửi lời chúc mừng trên tweeter tới Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ ((ISRO)) về dự án khoa học này.
“Những khoảnh khắc đặc biệt này sẽ được ghi dấu trong biên niên sử vẻ vang của chúng ta. Việc phóng hỏa tiễn nghiên cứu mặt trăng thể hiện năng lực của các nhà khoa học Ấn Độ và quyết tâm của 130 nhà khoa học trong việc mở rộng những chân trời mới của khoa học."
Nếu mọi việc suôn sẻ, một khi quỹ đạo chạm tới mặt trăng, tàu đổ bộ sẽ tách ra và cố gắng hạ cánh mềm mại trên bề mặt Mặt Trăng ở cực Nam chưa được khám phá, tìm kiếm nước và kiểm tra thành phần của nó.
Việc này dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 9.
Chủ tịch của I-S-R-O, Kailasavadivoo Sivan, nói rằng đây là một thời điểm quan trọng đối với Ấn Độ.
"Hôm nay là một ngày lịch sử đối với lĩnh vực nghiên cứu không gian, khoa học và công nghệ ở Ấn Độ. Tôi rất vui mừng thông báo rằng hỏa tiễn GSLV Mark III đã đưa tàu vũ trụ Chandrayaan-2 thành công vào quỹ đạo xác định. Trên thực tế, quỹ đạo này cao hơn 6.000 km so với những gì mà chúng tôi dự tính, vị trí này tốt hơn." Kailasavadivoo Sivan
Ấn Độ đã có một chương trình nghiên cứu không gian trong nhiều thập kỷ, và trong nhiều năm đã thực hiện các vụ phóng vệ tinh chi phí thấp cho các tổ chức thương mại và chính phủ nước ngoài cũng như các chương trình quốc gia bao gồm các nhiệm vụ lên Mặt trăng và Sao Hỏa.
Cơ quan vũ trụ trước đây cho rằng việc hạ xuống mặt trăng có thể phức tạp, với các vấn đề tiềm ẩn như sự thay đổi của trọng lực mặt trăng, địa hình và bụi vũ trụ.
Trước khi ra mắt, những người đam mê không gian tại Ấn Độ đã cầu nguyện cho dự án vĩ đại này.
"Chandrayaan-2 sẽ trở thành một cột mốc trong lịch sử vẻ vang của Ấn Độ. Để việc thử nghiệm thành công, chúng tôi đang cầu nguyện tới Thần hủy diệt Ấn Độ giáo Shiva để tiến trình này thuận lợi và Ấn Độ sẽ trở nên nổi tiếng."
Đây sẽ là lần thứ ba tàu vũ trụ không người lái hạ cánh trên mặt trăng, sau khi Trung Quốc phóng thành công tàu thăm dò mặt trăng và tàu vũ trụ của Israel, đã thất bại, va chạm vào Mặt Trăng vào tháng Tư.