Điều tra về việc người khuyết tật không nằm trong kế hoạch ứng phó COVID-19 của chính phủ

A screenshot from the official Disability Royal Commission livestream

Engellilere yönelik hizmetleri inceleyen Kraliyet Komisyonu'na verilen ifadeler, COVID-19 pandemisinin ne kadar zarar verdiğini bir kez daha gösterdi. Source: Twitter

Những người khuyết tật tại Úc đã báo cáo lên Ủy ban Hoàng gia về người Khuyết tật rằng họ có cảm giác mình bị quên lãng trong đại dịch COVID-19. Đã có chứng cứ cho thấy rằng kế hoạch ứng phó với COVID-19 của chính phủ liên bang ban đầu không hề nhắc tới người khuyết tật.


Những người khuyết tật ở Úc đang có cảm giác họ bị cô lập, và cảm giác này ngày một dâng cao trong đại dịch coronavirus.

Phiên điều tra của Ủy ban Hoàng gia tập trung vào tác động của COVID-19 đối với những người bị khuyết tật, và Ủy ban đã được nghe nhiều lần rằng, người khuyết tật có cảm giác như họ đang phải trải qua một thời kỳ kinh hoàng.

Phiên điều trần kéo dài 4 ngày cũng được nghe các về các chứng cứ cho thấy, ngay từ ban đầu cuộc khủng hoảng đại dịch, người khuyết tật đã bị bỏ ra khỏi kế hoạch ứng phó khẩn cấp của chính phủ liên bang.

Cố vấn pháp lý cao cấp Kate Eastman giải thích

“Khi đại dịch mới xảy ra, những người khuyết tật và nhóm ủng hộ đã theo dõi và đợi được nghe về kế hoạch của chính phủ liên bang dành cho người khuyết tật. Vào ngày 25 tháng Hai vừa rồi, Bộ Y tế liên bang đã công bố Kế hoạch Ứng phó Khẩn cấp – là một kế hoạch quốc gia trong đại dịch – và kế hoạch này đã được thực hiện theo yêu cầu của Trưởng ban Y tế. Bản kế hoạch quốc gia này không hề nhắc đến nhu cầu của người khuyết tật. Tuy nhiên bản kế hoạch này cũng đã ghi nhận tầm quan trọng của chiến lược truyền thông đa ngôn ngữ.”

Một số người khuyết tật đã mô tả trải nghiệm của họ khi bị kẹt trong nhà, có khi đến vài ngày, mà không có đồ bảo hộ đầy đủ, hoặc không mua được thức ăn hoặc không tiếp cận được dịch vụ hỗ trợ thăm viếng tại nhà.

Như một phụ nữ ở Tasmania tên là Tammy Milne đã kể về trải nghiệm của bà

“Tôi thấy Thủ tướng Scott Morrison nói rằng thiết bị bảo hộ PPE sẽ được cung cấp, và khi đó tôi tự hỏi, thế đồ của tôi đâu? Vài tuần sau đó có một phong bì thư được gửi đến trong đó có 5 cái khẩu trang tự làm. Đó là khẩu trang do người chăm sóc chồng tôi gửi đến. Thật là kỳ cục. Họ không hề có sự chuẩn bị. Tôi không hề thấy sự thật lòng của họ.”

Theo lời các chuyên gia, những phụ nữ khuyết tật đặc biệt là đối tượng dễ bị bạo hành gia đình hơn những phụ nữ khác.

Số liệu thống kê cho thấy có 23% người khuyết tật đã từng bị bạo hành thân thể, 16% từng bị bạo hành tình dục.

Cố vấn pháp lý Eastman nhấn mạnh những thách thức mà cộng đồng đa văn hóa và đa ngôn ngữ đang phải đối mặt.

“Nguy cơ bị bạo hành gia đình không đồng đều ở các cộng đồng sắc tộc. Những phụ nữ Thổ dân, phụ nữ từ những cộng đồng không nói tiếng Anh sẽ dễ bị bạo hành gia đình hơn so với những phụ nữ không phải người Thổ dân và có nguồn gốc nói tiếng Anh.”

Những người ủng hộ chiến dịch chống bạo hành gia đình cho rằng những phụ nữ bị khuyết tật sẽ khó mà trốn khỏi gia đình bạo lực.

Một bà mẹ 4 con đang phải chăm sóc con bị tự kỷ, tên Nicole Lee, đã mô tả bản thân mình là ‘một bà mẹ bị mắc kẹt trong nhà’. Bà kêu gọi phải có thêm kinh phí và tài trợ cho những người chăm sóc người khuyết tật

“Chúng tôi không thể chờ 6 tháng, 6 tháng đó có thể là sự sống hoặc cái chết. Chúng tôi cũng không thể chờ 6 tuần, cũng không thể chờ 2 tuần. Làm sao chúng tôi có thể tìm đến những người bị khuyết tật? Làm sao chúng tôi gửi thông điệp đến họ? Chúng tôi hiện có những gi? Tại sao chính phủ lại không làm gì cho những người khuyết tật?”

Nhà hoạt động Rosemary Kayess nói người khuyết tật là con người, và xứng đáng được đối xử như những người khác.

“Chúng ta đều là con người bất kể chúng ta có đang bị khuyết tật đi chăng nữa, vì sự khiếm khuyết cũng là một đặc tính của con người.”

Chính phủ dự kiến sẽ đưa chứng cứ vào cuối tuần này.


Share