Lý tưởng và thực tế: Người Úc có quan niệm phân chia công việc nhà theo giới tính?

Australian cash

Australian cash Source: AAP

Người dân Úc thường tin rằng họ rất tiến bộ trong nhận thức về vai trò phái tính truyền thống tại chỗ làm và ở nhà, thế nhưng một cuộc nghiên cứu mới cho thấy sự thực lại khác hẳn.


Cuộc khảo sát của HILDA, viết tắt của Household, Income and Labour Dynamics in Australia, đã theo dõi cùng nhóm người Úc kể từ năm 2001 và cho thấy ngoài những vấn đề khác, phụ nữ hầu hết vẫn là người lo công việc tại nhà.

Tại sân sau của ngôi nhà ở Sydney, bà Mikki Piggott phơi lên những đồ giặt trong khi bé gái mới sinh Amelia nằm ngủ trong chiếc xe đẩy gần đó.

Cảnh tượng nầy cũng tương tự như công việc nội trợ của phụ nữ hồi thập niên 1950, thế nhưng bà Mikki cho biết công việc của bà giặt giũ quần áo là chuyện đến phiên phải làm, vậy thôi.

“Chúng tôi hoàn toàn chia xẻ công việc nhà, tôi làm nhiều trong việc hút bụi, quét dọn còn Ross lo chuyện bảo trì nhà bếp”.

Ở nhà với cháu bé mới sinh, công việc nội trợ đôi khi là chuyện chính yếu của bà, thế nhưng người chồng là Ross cho biết, công việc nhà thường được chia ra tùy theo người nào sẵn sàng và không bận chuyện khác, chứ không phải phân chia theo phái tính.

“Tôi cảm thấy như mình làm các công việc dành sẳn cho mình, tôi không cảm thấy bị lâm vào tình trạng khi Miki cảm thấy cô ấy bị ép vào công việc nội trợ thay vì những công việc khác”.

Phúc trình mới nhất của HILDA, viết tắt của những chữ đầu của Household, Income and Labour Dynamics cho thấy, thay vì có những thái độ tiến bộ về vai trò phái tính, thì phụ nữ vẫn làm hầu hết các công việc nhà.

Phụ nữ hiện làm trung bình hơn phái nam 7 tiếng đồng hồ mỗi tuần, việc nầy gia tăng khi họ có con cái, với các bà mẹ mất 65 phần trăm cho công việc nhà và 63 phần trăm cho chăm sóc con cái.

Liên quan đến việc làm chủ ngôi nhà, các dữ kiện cho thấy có sự gia tăng lớn lao trong số người chọn cách thuê nhà, hơn là đi mua.

Tác giả bản phúc trình là giáo sư Roger Wilkins, là Phó Giám Đốc Viện Melbourne. Ông cho biết từ năm 2001 cho đến 2006, có sự gia tăng đáng kể con số những người thuê nhà.

“Có một sự chuyển đổi lớn lao tại Úc về việc làm chủ gia đình và điều đó có nghĩa là có sự gia tăng trong việc thuê nhà, như chúng ta biết từ 23 phần trăm những người thuê nhà trên thị trường tư nhân lên đến khoảng 28 phần trăm”.

Phúc trình cũng cho thấy rất ít cải thiện trong vấn đề tài chính trong gia đình.

Lợi tức chỉ gia tăng chút ít, chỉ có 2,4 phần trăm trong 7 năm cho đến năm 2016.

Số tiền chi tiêu cho việc giữ trẻ gia tăng hơn gấp đôi, với mức chi tiêu trung bình cho việc giữ trẻ là 154 đô la trong một gia đình có cả cha lẫn mẹ.

Tuy nhiên tiền điện và tiền ga cho thấy, có việc giảm sụt kể từ năm 2014.

Giáo sư Wilkins cho biết đối với đa số, thì vấn đề tiền bạc trong gia đình hầu như bị giữ nguyên.

“Lương bổng cứ dậm chân tại chỗ, còn nạn thất nghiệp lại tăng từ từ và con số những người lãnh tranh cãi thực sự chẳng thay đổi. Đó là bức tranh mà chúng ta không tệ hơn, nhưng chẳng cải thiện được chút nào”.
“Một số câu trả lời cho việc đó, là sửa đổi sự bất quân bình trong cơ cấu của hệ thống, cũng như cung cấp một không gian cho người phụ nữ, để họ cảm thấy dễ chịu hơn, trong việc tìm kiếm thông tin trước nhất”, Rhiannon Robinson.
Phúc trình cũng cho thấy có mức cách biệt giữa nam và nữ, về vấn đề hiểu biết về chuyện tài chính trong gia đình.

Xét về chuyện giới tính, có khoảng 50 phần trăm phái nam trả lời đúng 5 câu hỏi về việc tài chính, trong khi về phái nữ chỉ có 35 phần trăm mà thôi.

Bà Rhiannon Robinson, một chuyên viên tài chính với công ty cố vấn Finance Women nói rằng, đây là một việc quan trọng cho sự bình đẳng giới tính.

“Giới phụ nữ không cảm thấy một sự đáp ứng lớn lao khi nói chuyện về các dịch vụ tài chính, họ cảm thấy bị loại ra ngoài do thiếu kinh nghiệm”.

Và bất chấp việc bản phúc trình cho thấy nữ giới nay có học thức nhiều hơn bao giờ hết, với gần 70 phần trăm có các khả năng sau khi học và năm 2016, so với mức chỉ có 42 phần trăm vào năm 2001, thế nhưng mức cách biệt về lương bổng giữa hai giới vẫn không thay đổi.

Bà Rhiannon Robinson đổ lỗi cho hệ thống, đã khiến cho phụ nữ và các bà mẹ không được mức lương ngang bằng với nam giới.

Bà cho biết cần có một sự thay đổi lớn lao, để cho phép phụ nữ biết nhiều hơn về chuyện tài chính và nắm giữ vai trò tài chính trong tương lai của gia đình.

“Một số câu trả lời cho việc đó, là sửa đổi sự bất quân bình trong cơ cấu của hệ thống, cũng như cung cấp một không gian cho người phụ nữ, để họ cảm thấy dễ chịu hơn, trong việc tìm kiếm thông tin trước nhất”, Rhiannon Robinson.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share