Hàng trăm người New Zealand tiếp tục bị Úc hủy visa

Adrian Solomon-Miery, the most recent deportee to New Zealand

Adrian Solomon-Miery, the most recent deportee to New Zealand Source: SBS

Những thay đổi về luật di trú vào năm 2014 đã khiến cho số lượng visa Úc bị hủy lên con số kỷ lục, trong đó người New Zealand bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Chính phủ Liên bang hiện đang tìm cách thắt chặt luật pháp và nếu được thông qua, hàng chục ngàn người sẽ tiếp tục có nguy cơ bị trục xuất.


Đã 40 năm kể từ ngày ông Adrian Solomon-Maery sống ở New Zealand.

Vào những năm 1980, ông chuyển đến Úc khi mới 23 tuổi, nơi ông tìm được một công việc chăn cừu, trước khi chơi bóng bầu dục chuyên nghiệp ở Perth.

Ông tiếp tục mua nhà và xây dựng gia đình. Úc trở thành mái ấm của ông

Đầu tháng này, tất cả những gì ông có được ở Úc đã biến mất như bong bóng xà phòng. Ông bị trục xuất trở về New Zealand, sau khi ngồi tù sáu tháng vì một tội liên quan đến bạo hành gia đình.

Người cha hai con hiện đang cố gắng tìm cách hòa nhập vào cuộc sống ở New Zealand, nơi mà ông đã không sống trong vòng bốn thập niên qua.

"Con gái tôi, gia đình tôi, chúng vẫn đang ở Úc. Chúng là tất cả những gì mà tôi có trong đời. Vậy mà cuối cùng, tôi vẫn làm điều gì đó sai. Tôi đã nói với bản thân mình rằng tôi có thể trả tiền phạt, quay trở lại xã hội và lao động công ích…”

Vào đầu năm 2017, ngay trước khi được ra tù, người đàn ông 58 tuổi này đã bị gửi đến Christmas Island.

Ông ở đó 18 tháng, trong khi tìm cách tranh tụng cho vụ án của mình, sau đó ông bị chuyển đến hai trung tâm giam giữ nhập cư ở Melbourne trước khi bị trục xuất.

“Việc này thật tồi tệ. Tôi không biết mình đang ở đâu, mất tất cả, thật sợ hãi. Tất cả những điều này như đang trêu đùa tôi vậy.  Họ đã đưa tôi đến nơi tồi tệ nhất- Christmas Island”.

Các bài kiểm tra về tư pháp đã được thắt chặt vào năm 2014, mở đường cho hàng ngàn vụ trục xuất những người nước ngoài từng có tiền án tiền sự.

Theo luật, những người không phải là công dân Úc đã ngồi tù 12 tháng trở lên, hoặc bị cho là gây ra mối đe dọa cho nước Úc có thể bị trục xuất.

Người New Zealand được phép sống ở Úc vô thời hạn tại Úc với một loại thị thực đặc biệt tạm thời, được cấp tự động khi họ vào Úc. Nhưng điều đó có nghĩa là họ dễ dàng bị trục xuất bất cứ lúc nào.

Annette King, Đại diện cho Cao ủy Nhân quyền New Zealand, cho biết nhiều người bị trục xuất đã sống ở Úc trong hàng chục năm.

“Thường thì họ không có người quen biết, không có gia đình. Họ ở đó một mình, trong khi gia đình, con cái, cha mẹ ở Úc. Chúng tôi phát hiện khi những người này bị tước đoạt người thân và bạn bè, họ có nguy cơ tái phạm và ngồi tù .”

Chính phủ Liên bang hiện đang tìm cách thắt chặt hơn nữa luật pháp để bất kỳ người nào, không phải là công dân Úc- phạm tội ít nhất hai năm tù có thể bị trục xuất, ngay cả khi họ không ngồi tù.

Bộ trưởng Di trú David Coleman nói rằng những thay đổi được đề xuất để bảo vệ người Úc.

“Luật này cung cấp một quyền hạn vô cùng khách quan, để  hủy visa của một người người đó. Việc này sẽ dẫn đến một số lượng lớn visa bị hủy và tôi lưu ý rằng một số người dân đang chỉ trích dự luật này, hãy hiểu rằng đó là một thiết kế của chính phủ.”

Filipa Payne có trụ sở tại thành phố Christchurch, bà là người đồng sáng lập Route 501- một nhóm vận động cho những người bị trục xuất.

Bà đã đến thăm người New Zealand trong tất cả các trung tâm giam giữ của Úc, bao gồm cả những người ở đảo Chrismas.

“Luật lệ này đã phá vỡ cuộc đời của họ, phá hủy hoàn toàn, vì vậy nhiều người đã quay lại đây, bị căng thẳng sau chấn thương. Họ không thể làm việc, họ không thể hòa nhập lại. Một nhà tù được thiết kế ra để cải tạo tù nhân và giúp họ tái hòa nhập xã hội . Nhưng một trung tâm giam giữ lại làm điều ngược lại, khiến họ cảm thấy mình không xứng đáng sống trên trái đất này, không xứng đáng với gia đình của họ”.

Lao động phản đối dự luật, nhưng nói rằng đảng này có thể hỗ trợ nếu chính phủ thực hiện một số cải tổ, bao gồm  sự cân nhắc đặc biệt cho người New Zealand

Các yêu cầu này đã bị Chính phủ từ chối.

Tranh luận về dự luật dự kiến sẽ tiếp tục trong tuần này.


Share