Cảnh sát đang vất vả để giải tán những người biểu tình vào rạng sáng ngày thứ Hai 10/6/2019.
Cuộc biểu tình đúng ra đã kết thúc vào lúc nữa đêm nhưng khi một nhóm nhỏ những người biểu tình đang tìm cách vượt qua hàng rào barriers trước tòa nhà Hội Đồng lập Pháp để đi vào bên trong hành lang thì cảnh sát đã dùng và hơi cay để trấn áp đám đông .
Những người tổ chức nói rằng có khoảng một triệu người đã đồng hành biểu tình ôn hòa phản đối dự luật dẫn độ và họ đã tuần hành trong suốt 7 tiếng đồng hồ đêm ngày 9/6 để thể hiện ý muôn của họ trong vấn đề này.
Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất trong mấy thập niên trở lại đây chỉ đứng sau cuộc biểu tình vào năm 1989 phản đối chính quyền Trung Quốc tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn thu hút 1.5 tham dự như thông tin của mặt trận Dân Quyền và Nhân Quyền - Civil Human Rights Front cho hay.
Cảnh sát thì nói đám đông biểu tình là 240,000 người
Con số hai bên có thể khác nhau nhưng lý do để người Hong Kong biểu tình thì không khác và chỉ có một.
Đám đông khổng lồ đã đổ xuống đường tuần hành và cất cao tiếng nói của mình phản đối dự luật gây rất nhiều tranh cãi về việc có cho phép dẫn độ ngườii sang đại lục để xét xử hay không.
Cựu chuyên gia về lập pháp nay chuyển sang là nhà hoạt động Lee Cheuk-yan, nói người dân cực kỳ quan ngại về cái dự luật này.
"Người dân Hong Kong biểu tình để bảo vệ quyền tự do của họ, tự do của chúng tôi, tự do biểu đạt, bảo vệ hệ thống tư pháp của chúng tôi, cũng như bảo vệ nền tảng kinh tế của chúng tô i là hoan nghênh những nhà đầu tư quốc tế nước ngoài. Nếu những nhà đầu tư quốc tế khôgn cảm thấy tự tin khi đầu tư vào Hong Kong bởi vì dự luật này thì nền kinh tế Hong Kong sẽ bị hủy hoại."
Chính phủ dự tính sẽ đưa dự luật ra thi hành chính thức mà bỏ qua qúa trình nghị sự ở quốc hội để có thể áp dụng vào cuối tháng 6 này.
Người đứng đầu chính phủ Hong Kong, Carrie Lam, đã thúc đẩy cho việc này được thực thi bất kể những lời phản đối và chỉ trích của các nhóm nhân quyền cũng như những nhóm doanh nghiệp.
Những người trẻ Hong Kong đã cùng nhau xuống đường thể hiện sự phản đối của mình và họ muốn chắc chắn tiếng nói của họ sẽ tới tai những nhà lãnh đạo.
Một nhân viên văn phòng 24 tuổi Miu Wong nói cô muốn bà Carrie Lam nghe được tiếng nói của cô và của người dân Hong Kong.
"Chúng ta có thể làm gì để khiến Carrie Lam lắng nghe chúng ta, cần thêm bao nhiêu người lên tiếng bày tỏ để khiến bà ấy xem xét lại việc lắng nghe công chúng? Và không vội vàng thông qua luật trước tháng Bảy. Tôi đã tự đặt mình phải lên tiếng và tôi hy vọng tôi việc làm của mình có thể thúc đẩy người khác cùng làm để Carrie Lam có thể nghe thấy tiếng nói của chúng tôi và thấy rât rõ ràng là rằng chúng tôi hoàn toàn không muốn luật này bị sửa đổi."
Alex Ng, một người nghỉ hưu 67 tuổi đã nhập vào đám đông những người trẻ.
"Tôi có mặt ở đây để cùng tham gia với mọi người chống lại cái luật dẫn độ về Trung Quốc này. Bởi vì họ đã không có bất kỳ một sự tham vấn nào ý kiến công chúng về điều luật này, và có rất nhiều điều không rõ ràng ở trong đó thế mà họ muốn thông qua và từ đó quyết định số phận của người dân chúng tôi. Vì vậy chún g tôi nhất quyết không để cho thông qua cái luật này."
Các sửa đổi đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều giới và họ cho là dự luật dẫn độ làm xói mòn sự độc lập tư pháp của Hồng Kông khi mà chính phủ Hong Kong cho phép Trung Quốc đại lục có quyền dễ dàng dẫn độ các nghi phạm hình sự đến Trung Quốc đại lục để xét xử , và như vậy họ có nguy cơ cao phải đối mặt với các cáo buộc an ninh quốc gia mơ hồ và các phiên tòa bất công.
Hong Kong được bảo đảm quyền duy trì các hệ thống xã hội, pháp lý và chính trị của riêng mình trong 50 năm, sau khi bàn giao từ Anh sang Trung Quốc vào năm 1997 - trong cái gọi là khuôn khổ "một quốc gia, hai hệ thống".
Tuy nhiên, Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc càng lúc càng vi phạm thỏa thuận này bằng cách buộc thông qua những thay đổi pháp lý mà không lấy ý kiến người dân.
Hiện tại thì Hong Kong vẫn chỉ cho phép dẫn độ tới các khu vực tài phán mà nó đã có các thỏa thuận dẫn độ hiện hành hoặc tới những nơi khác dựa trên từng trường hợp cá nhân cụ thể như luật pháp đã được thông qua trước năm 1997 tại Hong Kong.
Trung Quốc không nằm trong các nước có tên trong khu vực tài phán về dẫn độ vì Hong Kong không tin tưởng tính độc lập pháp lý và nhân quyền của chính quyền cộng sản đại lục.
Trong những năm gần đây, chính quyền đại lục đã nhắm mục tiêu vào các đối thủ bằng cách cáo buộc họ về những tội ác đáng ngờ như trốn thuế, một điều không thể thiếu trong việc lên tiếng biểu tình của người dân Hong Kong Bruce Lui này.
"Trung Quốc đại lục sử dụng đủ mọi cách để thực hiện cái gọi là chế độ độc tài ở Hồng Kông, để bắt cóc người dân và coi họ như kẻ thù.
Đây là cuộc biểu tình được chú ý nhất kể từ cuộc biểu tình năm 2003 trong đó phản đối các kế hoạch của chính phủ đối trong việc thắt chặt hơn các luật an ninh quốc gia và luật này sau đó đã phải bị bị bãi bỏ.
Trong dự luật dẫn độ năm nay, trước những chỉ trích và phản đối dữ dội, Carrie Lam đã buộc phải điều chỉnh các đề xuất cho dự luật này, nhưng vẫn không rút nó, nói rằng cần thiêt phải bịt một "lỗ hổng" đã để hở quá lâu lâu dài.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung