Một cuộc khảo sát trên toàn quốc do Headspace thuộc Tổ Chức sức khỏe Tâm Thần cho người Trẻ Quốc gia thực hiện đã cho thấy có đến 53% những người trong lứa tuổi từ 12 đến 25 từng trãi việc mình bị bắt nạt trên mạng.
Lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất là những học sinh nhất là các em gái từ 15 đế 17 tuổi.
Theo Nick Duigan Cố vấn tại Headspace National, những vụ việc bắt nạt này có tác động không nhỏ đến tâm lý tình cảm của các em cũng như việc hoc hành và sinh hoạt.
Những vụ việ c bắt nạt trên mạng có cùng tác hại không khác gì việc bắt nạt ngoài đời với mục đích của kẻ bắt nạt không gì khác hơn là gây tổn thương cho đối phương khiến đối phương mât niềm tin vào bản thân và xã hội.
"Chỉ cần bị ăn hiếp hay bắt nạt một lần chẳng hạn như là một câu nói xúc phạm đả kích hay những tin đồn ác ý hoặc chia sẻ hình ảnh trên mạng, những việc đó một khi đã phát ra dù chỉ một lần thì hậu quả của nó khó lường vì sau đó có vô số người sẽ nghe thấy, đọc thấy ngay lập tức và cứ thế tin đồn ác ý đó truyền đi trong không gian mạng."
Thêm vào đó những việc bắt nạt hiếp đáp ngoài đời thường được đưa vào trong không gian mạng.
Ông Duigan nói điều này cần phải được giáo dục và nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nạn bắt nạt trên mạng.
"Chúng ta không cho phép những vụ việc bắt nạt ngoài đời lại được tiếp tục phát tán trên mạng. Cộng đồng cần nên cùng bắt tay vào làm chống lại thói xấu này. Mỗi người có thể báo cáo lại những trang mạng nào để tình trạng bắt nạt xảy ra, thu thập chứng cứ, xóa những lời dèm pha và chặn những cá nhân phát tán nó. Khi đối phó với việc bắt nạt trên mạng bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức đừng nên làm một mình. Nếu trang mạng nơi để xaỷ ra tình trạng bắt nạt không có biện pháp giải quyết tốt thì bạn có thể báo cáo lên eSafety Commissioner để họ can thiệp. Khi ra sức chống lại vấn đề bắt nạt chúng ta không chỉ ngăn chặn hiện tượng xấu xí này lan tràn trên không gian mạng mà còn giúp xây dựng một cộng đồng mạng khỏe mạnh tôn trọng lẫn nhau, qua đó giúp những người trẻ học hỏi về văn hóa giao tiếp trên mạng. Và nhớ rằng hành vi xấu ở trên mạng ảnh hưởng xấu đến đời thực và ngược lại."
Ann Gallagher tham gia vào nhóm gia đình Headspace Family và nhóm bạn bè tương ứng cho biết con gái của bà bị hiếp đáp trên mạng từ năm 15 và điều đó ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của em.
Bà Gallagher có lời khuyên tới các phụ huynh có con cùng hoàn cảnh tương tự.
"Hãy lắng nghe những gì bọn trẻ nói. Tôi biết đôi khi bạn quá bận bịu với công việc hàng ngày mà bỏ qua việc lắng nghe con mình. Hãy đặt tâm tư tình cảm của con là việc quan trọng hàng đầu và thật sự lắng nghe những gì chúng nói đừng cho đó là chuyện nhỏ, chuyện nhỏ với bạn những bới bọn nhỏ thì không nhỏ. Đừng nghĩ rằng những gì xảy ra trên mạng thì không quan trọng, hãy can thiệp kịp thời trước khi sự việc đi xa hơn."
Những hỗ trợ về mặt xã hội đóng góp quan trọng trong việc giúp n ạn nhân đối phó với những vụ bắt nat.
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Larisa McCloughlin tại Viện Thần Kinh và Trí não Thompson tại Sunshine Coast cho thấy sự kết xã hội có những liên hệ chặt chẽ với sự bình ổn tâm thần.
"Càng có một sự gắn kết về mặt xã hội người trẻ càng cảm thấy họ mạnh mẽ về tinh thần. Kết nối xã hội đóng vai trò như một bệ đỡ giúp người trẻ không bị ngã gục trước những vụ bắt nạt trên mạng. Người nào càng có nhiều kết nối xã hội thì họ càng có một tinh th ần mạnh mẽ trong việc xử lý và chống lại những vụ bắt nạn trên mạng."
Những kết nối xã hội này có thể là mối quan hệ hàng ngày trong gia đình, bạn bè thầy cô và nó cũng có thể là những bạn tốt trên mạng.
"Đó có thể là sự gắn kết với bạn bè trên mạng, vì có một số người không thoải mái trong việc đối thoại hay giao tiếp ngoài đời. Cũng có nhiều cha mẹ nói rằng con cái họ không giao tiếp với bên ngoài thật ra có khi chúng có nhiều bạn hơn những trẻ ít lên mạng, bởi vì trên mạng xã hội chúng trò chuyện và trả lời nhau liên tục ngay lập tức, và không thể nói là chúng không giao tiếp."
Hiện nay ngày càng gia tăng nhận thức trong các trường học và cộng đồng kêu gọi chống lại vấn nạn bắt nạt.
Và nghệ thuật được dùng như một phương tiện để truyền đi thông điệp này đến các trường học trên toàn quốc.
Các học sinh trên khắp đất nước đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở Sydney vào hôm Thứ Sáu ngày 21/6 vừa qua cho một cuộc thi thiết kế bích chương chống bắt nạt được tổ chức hàng năm.
Trong số 4000 thí sinh năm nay, có 41 em đã vào chung kết.
Năm nay là năm thứ sáu và cuộc thi này là nhằm nêu cao tầm quan trọng của lòng tốt và sự hòa nhập trong các em học sinh.
Patricia Occelli là giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Interrelate đã tổ chức cuộc thi poster năm nay.
"Điều quan trọng là giáo dục trẻ em và cũng chỉ ra cho như phụ huynh thấy việc cần phải hỗ trợ con cái và hợp tác chặt chẻ với nhà trường. Cuộc thi cũng gởi tới các thầy cô giáo và cộng đồng cũng một thông điệp và chiến lược để giải quyết vấn đề bắt nạt."
Giải thưởng cao nhất năm nay thuộc về cô bé Isabella Sinanovski 11 tuổi đến từ trường công lập Lennox Head trên bờ biển phía bắc của bang NSW.
"Tôi dùng chính kinh nghiệm bị bắt nạt của mình trong thông điệp này, và trong khi tôi bị bắt nạt đã có người giúp tôi."
Sarah Frankcombe, 10 tuổi đến từ Alice Springs là một trong những người vào chung kết.
Cô bé nói rằng thông điệp của em cho bạn bè mình rât đơn giản.
"Nếu ai đó buồn, hãy giúp đỡ họ và đừng bỏ mặc họ."
Nếu bạn hoặc một người trẻ mà bạn biết đang bị bắt nạt trên mạng, bạn có thể truy cập trang web của ủy viên an toàn mạng eSafety để biết thêm thông tin.
Bạn cũng có thể gọi cho Đường dây trợ giúp Trẻ em theo số 1800 55 1800 để được hỗ trợ bất cứ lúc nào.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung