'Heartbreaking' ‘đau lòng’ là từ mà Thống đốc Ngân hàng Trữ kim Hoa Kỳ thốt lên khi mô tả về tác động của COVID-19 lên nền kinh tế Hoa Kỳ.
Ca thán này của ông xuất hiện khi mà Tổ Chức Lao Động Thế Giới (International Labor Organisation [ILO]) nêu lên những mối quan tâm về ảnh hưởng của dịch bệnh lên nền kinh tế .
Họ đưa ra con số ước tính có khoản 1.6 tỷ người lao động buôn bán nhỏ, tự làm cho mình hay hợp đồng ngắn hạn trong các ngành thực phẩm bán lẻ hay chế biến thức ăn, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Tổ Chức này nói, những người buôn bán nhỏ tại các khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ bị đe doạ thất nghiệp ngay trước mắt là rõ ràng nhất, kế đến là những người buôn bán nhỏ lẻ ở Châu Âu, sau đó là các nơi khác trên thế giới.
Chủ tịch Ngân Hàng Trữ Kim Hoa Kỳ (U-S Reserve chairman) Jerome Powell đã khẩn khoản yêu cầu Quốc Hội hỗ trợ người lao động và các cơ sở kinh doanh cho đến khi nền kinh tế có thể vượt qua được và phục hồi, để tránh có những thiệt hại khác không đáng có.
“Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng thế nhưng gánh nặng của sự thiệt hại đổ lên nhiều nhất ở những người ít có khả năng chống đỡ với nó nhất. Nên nhớ rằng khi các biện pháp mà chúng ta đề ra để ngăn chặn dịch bệnh cũng là một cách chúng ta đầu tư vào sức khoẻ của các cá nhân và cộng đồng. Sống trong một xã hội, chúng ta cần làm tất cả những gì cần thiết nhằm giảm thiểu sự thiệt hại cho công chúng, và đó cũng là mục tiêu chung của chúng ta trong việc duy trì sự bình ổn xã hội. Các chỉ số thống kê cũng đã cho thấy một thực tế về sự thiệt hại kinh khủng của nền kinh mà chúng ta đang đối mặt, trong đó các cá nhân buôn bán nhỏ gánh chịu nặng nề nhất."
Các nơi khác trên thế giới cũng bị ảnh hưởng.
Việc dầu thô rớt giá trên thị trường thế giới ảnh hưởng đến nước sản xuất dầu lớn nhất Châu Phi là Nigeria.
Hội Đồng Điều hành Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund) đã chấp thuận một khoản hỗ trợ trị giá AUS 5.2 tỷ dollar để giúp Nigeria giải quyết ảnh hưởng của dịch bệnh.
Sự tự tin trong kinh doanh không thể một sớm một chiều lấy lại được cho dù các quan chức Y Tế Hoa Kỳ thông báo cho biết, một nghiên cứu về thuốc chống virus có tên là remdisivir [rem-DES-see-veer] cho thấy có kết quả khả quan trên các bệnh nhân coronavirus.
Nghiên cứu này thu hút hơn 1,000 người trong các bệnh viên và những người trong chương trình tâm lý thuốc (placebo trial) tình nguyện tham gia vào chương trình thử nghiệm thuốc mới này.
Giám đốc Viện Bệnh lây nhiễm và dị ứng Quốc gia (National Institute of Allergy and Infectious Diseases) Dr Anthony Fauci giải thích thuốc có tác dụng ngăn một enzyme mà COVID-19 thích xâm nhập để đánh phá cơ thể.
Dr Fauci nói các kết quả cho thấy thuốc có thể ngăn coronavirus.
“Các dữ liệu cho thấy Remdisivir cho một kết quả rõ rệt và một tác dụng khả quan trong việc rút ngắn thời gian phục hồi. Điều này khá quan trọng bởi một số lý do và tôi sẽ cho quý vị xem các số liệu. Nó rất là thuyết phục.”
Vương Quốc Anh hiện là quốc gia có số ca tử vong vì coronavirus cao thứ nhì Châu Âu và nước này có số người chết trong các viện dưỡng lão cũng cao thứ nhì.
Bộ Y tế Anh nói rằng có hơn 26,000 người đã chết, cao hơn cả số liệu người chết ở Pháp và Tây Ban Nha.
Phó Trưởng Ban Y tế Quốc gia là Jonathan Van-Tam, đưa ra một lời cảnh báo về cơn bùng nổ COVID-19 lần thứ hai có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và vì vậy cần phải hết sức thận trọng khi nới lỏng các biện pháp ngăn ngừa.
“Dịch bệnh đã hoành hành trong chúng ta một khoản thời gian đáng kể, và rât có thể nó sẽ còn tiếp tục ở cho đến khi chúng ta tìm ra được vaccine. Vì vậy chúng ta cần phải hết sức thận trọng trong mỗi bước chân của mình. Và tôi không định đưa ra một gợi ý nào cho thấy rằng chúng ta có thể cho phép mình thả lỏng.”
Trong khi đó thì tại Pháp, đã có thêm 427số người chết vì coronavirus và nâng con số tử vong tại đây lên đến 24,087. Con số này tiếp tục đi lên sau một vài ngày có dấu hiệu chậm lại.
Tại Ý, các nhà hàng đang chuẩn bị cho việc giữ khoản cách xã hội trong các thực khách vào nhà hàng, khi họ có thể bắt đầu cho mở cửa kinh doanh lại từ ngày 1st tháng Sáu.
Đặc Uỷ viên phụ trách vấn đề đại dịch coronavirus pandemic, Domenico Arcuri, nói quốc gia này đã chuẩn bị cho một đợt bùng nổ dịch bệnh lần thứ hai thậm chí còn cao hơn cả lần hiện nay, nếu như việc mở cửa hoạt động lại có thể dẫn đến sự bùng nổ những ca nhiễm mới.
“Các khu vực trang bị số máy thở gấp đôi nhu cầu thực tế của họ hiện nay, số giường trong các khu chăm sóc đặc biệt nhiều hơn gấp sáu lần so với thời gian trước khi xảy ra dịch bệnh. Chúng tôi có máy thở dự trữ sẳn sàng cung cấp cho các nơi khi cần nếu như con virus quay lại. Chúng tôi đã trang bị để chống trả với một đợt bùng nổ dịch bệnh còn cao hơn cả lần đầu."
Tại Nga, các động vật hoang dã trong tự nhiên được nhìn thấy thong thả dạo chơi trong các công viên ở Moscow khi con người bị nhốt trong nhà vì lệnh đóng cửa do dịch bệnh.
Sự yên tĩnh và vắng lặng ở các công viên đã thu hút các con chim tìm về ngay cả những loài chim ít khi nhìn thấy ở đây như diều hâu, hoét và oanh.
Có ít nhất là 99,000 ca nhiễm fCOVID-19 ở Nga với 972 ca tử vong.
" data-module="iframe-resize_module">
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung