Ho dai dẳng không phải là COVID-19? Hãy gặp bác sĩ

Lung cancer seen on a radial section chest CT scan

Lung cancer caused by asbestosis, seen on a radial section chest CT scan. (Photo by: BSIP/Universal Images Group via Getty Images) Source: Getty Images

Người Úc bị ho dai dẳng được khuyên không nên xem thường triệu chứng này, chẳng phải vì lo sợ coronavirus. Hiệp hội về Phổi Úc Châu hiện quan ngại là những người nói trên tìm cách tránh né bác sĩ gia đình trong mùa đại dịch COVID-19.


Có nhiều quan ngại về việc nhiều người Úc có thể đang sống với bệnh phổi, không được khám phá như bệnh ung thư chẳng hạn.

Người ta được biết, con số khám bệnh tại các bác sĩ gia đình về ung thư phổi, đã giảm bớt 50 phần trăm trong thời gian xảy ra đại dịch coronavirus.

Hiệp hội về Phổi Úc Châu khuyến khích người dân Úc nên gặp bác sĩ gia đình càng sớm càng tốt, để giải thích về bất cứ chứng ho không rõ nguyên do và dai dẳng trong khi loại bỏ chứng ung thư phổi, một khi đã thử nghiệm COVID-19.

Ông Mark Brooks là giám đốc Hiệp hội Phổi Úc Châu cho biết, sự sụt giảm trong việc khám bệnh hồi tháng 3 và tháng 4 gây nhiều quan ngại.

“Không phải mọi chứng ho đều giống nhau, thế nhưng chắc chắn có một số người có tiền sử bị bệnh tật hay ung thư trong thân tộc gia đình, hay họ là những người hút thuốc lá hoặc những người trước đây có hút thuốc, thì việc ho kéo dài trong ít lâu không phải là điều bình thường".

"Tôi cho rằng chuyện đó quan trọng và chúng ta cần hiểu rằng, một người ho dai dẳng là không bình thường và cần được điều tra”, Mark Brooks.

Trong hoàn cảnh hiện tại, tính chất quan trọng trước các triệu chứng mới nào cũng được xét nghiệm về COVID-19 trước tiên, thì mọi người nên xem xét nếu họ vẫn còn các triệu chứng ho hen.

Cùng với việc ho dai dẳng kéo dài hơn vài tuần lễ, mọi người nên gập bác sĩ gia đình về các triệu chứng như khó thở, ho ra máu, mệt mõi, sụt cân, đau ngực và mất tiếng.

Ông Chris Moy là bác sĩ toàn khoa và là Chủ tịch Hiệp hội Y khoa tại Nam Úc.

Ông cho biết nếu có người cảm thấy bối rối về chuyện ho quá lâu, họ nên gặp bác sĩ trước tiên.

“Với hoàn cảnh hiện tại và sự bối rối về triệu chứng ho cũng như lo âu trong một phòng chờ đợi, hãy gọi bác sĩ trước tiên và thảo luận về chuyện này".

"Vì vậy quí vị có thể trước hết sử dụng cách khám bệnh từ xa để tính xem quí vị cần làm những gì và nếu việc chờ đợi không quá lâu hoặc trước đó, cũng phải làm xét nghiệm COVID trước khi gặp bác sĩ”, Chris Moy.

Còn bà Georgia Smith 48 tuổi, được chẩn đoán với chứng ung thư phổi cấp 3 hồi tháng 3 năm 2019.

Vốn là một tiếp viên hàng không đường dài của hãng Qantas, bà bị cảm lạnh hơn một tháng và được chữa trị về chứng thiếu chất sắt và mệt mõi trong nhiều năm mà bà cho rằng, đó là do căng thẳng trong công việc và chăm sóc 2 đứa con còn trẻ cũng như vào tuổi mãn kinh.

Bà lưu ý chuyện này với bác sĩ và cho biết khi hỉ mũi có ít máu, khiến vị bác sĩ gởi bà đi chụp quang tuyến X.

Lúc đó bà được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc men, cắt khối u và xạ trị.

Bà được báo cho biết, chỉ còn sống được 12 tháng.

“Quả là một cú sốc lớn lao khi tôi mất tất cả và mất đi cuộc sống của tôi chỉ trong giây lát".

'Điều tốt đẹp duy nhất là tôi có một toán y khoa thật giỏi, thế nhưng tương lai của tôi có thể bị tước mất khỏi tôi và gia đình".

'Xin đừng làm ngơ trước bất cứ chứng ho nào hay có triệu chứng giống nhu cúm, đặc biệt quí vị đã đi thử nghiệm COVID-19 và có kết quả âm tính".

'Nếu chứng ho cứ dai dẳng, hãy gặp bác sĩ và nhấn mạnh cần chụp X quang".

'Nếu một bác sĩ gia đình nói không, hãy đến một bác sĩ khác và có nhiều hy vọng chờ đợi”, Georgia Smith.
'Bởi vì ai đó đã đưa ra quyết định tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời là họ nghiện nicotine, điều đó không giảm bớt hoặc thay đổi thực tế là họ xứng đáng với tiêu chuẩn chăm sóc, giống như người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú chẳng hạn", Mark Brooks.
Điều cấm kỵ với chứng ung thư phổi một phần là do nó dính líu với việc hút thuốc lá, thế nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất.

Sau khi được chẩn đoán tiên khởi và chữa trị, bà được thử nghiệm về gen di truyền bằng tiền túi của mình, theo đó tiết lộ một sự đột biến gen khiến bà có thể dẫn đến chứng ung thư phổi.

Bà cho biết cuộc thử nghiệm đã biến đổi tất cả, khi tiết lộ là bà mắc chứng ung thư có thể chữa khỏi bằng liệu pháp đặc biệt.

Trong khi liệu pháp này không phải là cách chữa bệnh, bà cho biết nó giống như có thể kéo dài tuổi thọ của bà thêm vài năm nữa.

Ông Mark Brooks thuộc Hiệp hội Phổi Úc Châu nói rằng, điều cấm kỵ liên quan đến ung thư phổi có nghĩa là, nó không được sự chú ý như các chứng ung thư khác và ông mong muốn chuyện này sẽ thay đổi.

“Đáng buồn thay, trở ngại lớn nhất đối với việc chăm sóc cho người mắc bệnh ung thư phổi là sự kỳ thị liên quan đến ung thư phổi".

"Nếu chúng ta có năm người, hai người là người hút thuốc trước đây, một người là người hút thuốc hiện tại và hai người sẽ không bao giờ hút cả, cả năm người đó sẽ bị ung thư phổi do lây nhiễm".

'Vì vậy, chúng ta cần phải thừa nhận rằng ung thư phổi có tiếng là loại ung thư xấu xí".

'Và bởi vì ai đó đã đưa ra quyết định tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời là họ nghiện nicotine, điều đó không giảm bớt hoặc thay đổi thực tế là họ xứng đáng với tiêu chuẩn chăm sóc, giống như người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú chẳng hạn", Mark Brooks.

Nếu được chẩn đoán sớm và 5 năm sau khi chẩn đoán, thì bệnh nhân ung thư phổi có thể sống sót đến mức độ 91 phần trăm.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share