20 năm trước, Jokapeci Tuberi Cati đã trở thành người đầu tiên ở Fiji, sống công khai với HIV.
"Tôi đã nhiễm HIV trong thời gian chung sống, người chồng đầu tiên của tôi đã mất vào năm 2003, nhưng vào thời điểm đó không có phương pháp điều trị HIV nào ở Fiji".
"Việc công khai là một quyết định, mà tôi cảm thấy mình không bao giờ hối hận".
"Với mức độ ủng hộ đã thay đổi nhận thức trong xã hội, họ đã có thể giải quyết được sự kỳ thị và phân biệt đối xử, đối với những người sống chung với HIV”, Jokapeci Tuberi Cati.
Kể từ đó, bà đã thành lập Mạng lưới Fiji dành cho những người tích cực, khuyến khích cách tiếp cận 'talanoa' của Thái Bình Dương, tức là trao đổi cuộc trò chuyện cởi mở, chia sẻ kiến thức và tạo ra mạng lưới hỗ trợ, cho những người sống chung với HIV.
Sau đây là hai người tham gia, đó là Emosi và Magret.
"Hiểu biết về HIV và AIDS giúp tôi rất nhiều, hiểu được tác động của HIV đối với cơ thể mình và cách tôi có thể vượt qua nó”, Emosi.
"Tổ chức của chúng tôi giống như một gia đình, chúng tôi không cảm thấy xấu hổ, chúng tôi giống như anh chị em. Chồng tôi đã qua đời cách đây hai tuần và anh ấy không điều trị, tôi có thể nói rằng điều tồi tệ nhất đối với những người nhiễm HIV, là không điều trị”, Magret.
Được biết các ca nhiễm HIV ở Fiji đã tăng hơn 200 phần trăm, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2023,
Bộ Y tế Fiji ghi nhận số ca nhiễm tăng 33 phần trăm trong sáu tháng đầu năm nay, so với cả năm 2023.
Đây là bà Renata Ram, Cố vấn HIV của UNAIDS Thái Bình Dương có trụ sở tại Suva Fiji.
"Phương thức lây truyền chính hiện nay là qua đường tình dục, quan hệ tình dục không an toàn và chúng ta cũng đang có một đại dịch tiêm chích ma túy và chemsex đang gia tăng”, Renata Ram.
Một số bác sĩ khuyến khích mọi người đi xét nghiệm, ngay cả khi họ không có triệu chứng,
Y tá Vilisi Uluinaceva, từ Medical Services Pacific cho biết, sự gia tăng sử dụng methamphetamine là một mối lo ngại ngày càng tăng khác.
"Bởi vì nơi đây giống như một trung tâm buôn bán ma túy, hầu hết các trường hợp chúng tôi thấy, không lây truyền qua bạn tình, mà là thông qua việc sử dụng kim tiêm và ống tiêm, khi dùng chung kim tiêm”, Vilisi Uluinaceva.
Đây là Thủ tướng Fiji, ông Sitiveni Rabuka.
"Chúng ta phải tăng cường lực lượng cảnh sát, để có thể xử lý vấn nạn ma túy đang phát triển rất nhanh và lan rộng".
"Chúng ta cũng cần phải thông minh hơn trong việc xử lý các phương pháp, mà bọn buôn lậu hoặc buôn người quốc tế đang thực hiện”, Sitiveni Rabuka.
Một số người cho rằng, tỷ lệ lây nhiễm gia tăng ở Fiji có thể gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng cho khu vực, nếu không được kiểm soát.
Bà Renata Ram từ UNAIDS một lần nữa cho biết.
"Fiji là trung tâm của Thái Bình Dương, vì vậy chúng tôi có trường đại học quốc gia ở đây".
"Rất nhiều người đến từ các đảo Thái Bình Dương khác làm việc tại Fiji và trở về nhà, rất nhiều công nhân thời vụ ở Úc, New Zealand cũng vậy”, Renata Ram.
Các tổ chức như Medical Services Pacific, giải quyết các thách thức về sức khỏe cộng đồng do sự lây lan của HIV, nơi cung cấp các dịch vụ kiểm tra sức khỏe miễn phí, bao gồm cả sàng lọc HIV.
Đây là Ana Fofole từ Medical Services Pacific.
“Chúng tôi không chỉ có một phòng khám cố định, mà còn có một phòng khám lưu động, nơi chúng tôi tiếp cận cộng đồng xa nhất và cung cấp thông tin cho họ".
"Chúng tôi hỗ trợ cung cấp xét nghiệm tại chỗ, nơi họ biết kết quả sau 15 phút và được điều trị phát hiện sớm”, Ana Fofole.
READ MORE
HIV và AIDS: Những điều cần biết
Trong khi đó bà Sesenieli Naitala Bui, từ ‘Mạng lưới Ủng hộ Sự Sống còn’ cho biết’, điều quan trọng là phải chia sẻ thông tin đến các nhóm có nguy cơ, chẳng hạn như gái mại dâm.
"Chúng tôi nhắm đến một số khu vực thành thị và thị trấn nhỏ. Hãy xét nghiệm trước khi quá muộn”, Sesenieli Naitala Bui.