Các cuộc kiểm tra mắt thường xuyên là đặc biệt quan trọng, nhất là khi quý vị đã trên 40 tuổi, thường xuyên hút thuốc lá, hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh mắt hoặc tiểu đường.
Hẳn quý vị đang thắc mắc, thuốc lá thì có liên quan gì ở đây?
Khi quý vị hít vào, các hóa chất này đi vào dòng máu và gây tổn thương đến các mạch máu trong toàn khắp cơ thể, trong đó có mắt của quý vị.
Tổn thương đến mắt thường là sự tổn thương vĩnh viễn. Bỏ hút thuốc lá một trong những thứ dễ nhất quý vị có thể làm để bảo vệ thị lực của mình.
Tật khúc xạ là gì?
Trong số các căn bệnh về mắt thì , trong đó có cận thị, viễn thị và loạn thị. Tật khúc xạ là một tình trạng rối loạn thường gặp của mắt, xảy ra khi mắt không thể tập trung một cách rõ ràng vào các hình ảnh của vật thể mà mắt nhìn đến.
Tật khúc xạ thường được chỉnh cho đúng bằng kiếng mắt hoặc kiếng áp tròng. Nếu không được chỉnh cho đúng, tình trạng này có thể gây suy giảm thị lực và cản trở các sinh hoạt hàng ngày như lái xe và đọc sách báo.
Tại Úc, tật khúc xạ không được chỉnh cho đúng là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy giảm thị lực.
Tật khúc xạ có các triệu chứng như thế nào?
- Thị lực mờ khi nhìn xa hoặc nhìn gần, thỉnh thoảng hoặc trong mọi lúc.
- Một số người có thể gặp phải tình trạng căng thẳng của mắt, mệt mỏi, đau đầu hay giảm sự tập trung.
- Những thay đổi về thị lực xảy ra một cách từ từ. Những thay đổi này thường không được nhận biết cho tới khi có cuộc khám kiểm tra mắt.
Quý vị có thể làm gì để bảo vệ đôi mắt của mình?
- Có các cuộc khám kiểm tra mắt đều đặn với chuyên viên y tế về mắt (chuyên viên đo thị lực hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt).
- Chuyên viên y tế về mắt sẽ thường chỉ định kiếng mắt hay kiếng áp tròng để chỉnh cho đúng và cải thiện thị lực.
- Phẫu thuật bằng laser có thể chỉnh cho đúng một số hình thức của tật khúc xạ.
Phẫu thuật khúc xạ
Phẫu thuật khúc xạ là một loại phẫu thuật nhãn khoa rất hữu ích trong việc sữa lỗi khúc xạ của mắt chẳng hạn như cận thị (myopia), viễn thị (hyperopia), loạn thị (astigmatism), và lão thị.
Phẫu thuật khúc xạ thành công sẽ giúp cải thiện tầm nhìn sắc nét và rõ ràng hơn, và có thể là một cách thay thế cho kính đeo mắt hoặc kính sát tròng.
Tùy theo kết quả khám mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị một trong những dạng phẫu thuật phù hợp với quý vị.
Phương pháp LASIK và SMILE
Đôi mắt là một bộ phận vô cùng quý giá trên cơ thể. Vì thế khi lựa chọn phương pháp mổ mắt, bệnh nhân thường cân nhắc rất kỹ càng về chi phí cũng như rủi ro.
Nói về phẫu thuật mắt, hầu hết mọi người đều quen thuộc với phương pháp LASIK, trong đó phẫu thuật viên tạo một vạt cắt trên giác mạc, sau đó lật lên và chiếu tia laser nhằm làm mất một lượng mô bên dưới, đủ để khử độ cận thị hoặc loạn thị.
Nay thì một số trung tâm mắt tại Úc đã nhập về một công nghệ mới hơn, gọi là SMILE, viết tắt của Small Incision Lenticule Extraction, chẳng hạn như .
Trong phương pháp SMILE, thay vì tạo vạt và bóc bay nhu mô giác mạc, phẫu thuật viên sẽ lập trình cho tia laser chiếu thành hai mặt phân cách song song trong giác mạc, tạo nên một khối mô độc lập đã được tách sẵn bên trong.
Sau đó, tia laser được sử dụng thêm lần nữa để tạo ra một vết rạch nhỏ khoảng 2-4mm. Qua vết rạch này, lõi mô được rút bỏ, để lại bề mặt giác mạc gần như nguyên vẹn.
Các rủi ro khi phẫu thuật mắt
Với bất kỳ phẫu thuật nào thì tác dụng phụ cũng là điều khó thể tránh khỏi. Hầu hết tác dụng phụ sẽ khỏi dần theo thời gian, nhưng nếu quý vị cảm thấy lo lắng, hãy trò chuyện trước với bác sĩ của mình.
Một số tác dụng phụ của phẫu thuật mắt bao gồm: nhiễm trùng, lâu phục hồi, đục giác mạc, khiếm khuyết tầm nhìn, tổn thương nắp giác mạc, hiệu ứng vòng sáng, hoặc bị tái cận thị/ viễn thị trở lại.
Kiểm tra mắt định kỳ
Đa số bệnh nhân lầm tưởng rằng kiểm tra mắt tức là khám thị lực để đo độ kính, nhưng sự thực không phải vậy. Kiểm tra mắt, thật ra, bao gồm nhiều loại xét nghiệm, nhằm đánh giá tầm nhìn cũng như kiểm tra nguy cơ mắc các loại bệnh nhãn khoa khác nhau.
Trẻ em được kiểm tra mắt toàn diện lần đầu tiên vào lúc 3 tuổi, và kiểm tra lại sau mỗi 2 năm. Đối với người trưởng thành từ 20-40 tuổi thì nên đi kiểm tra mắt mỗi 5 năm, và từ 40-65 thì nên đi khám mỗi 2 năm.
Trong trường hợp gia đình quý vị có tiền sử bệnh nhãn khoa, tiểu đường, tăng huyết áp hoặc tim mạch, quý vị nên đi kiểm tra mắt thường xuyên hơn.
Kiểm tra mắt thường bao gồm: kiểm tra thị lực, cơ mắt, độ khúc xạ, tầm nhìn, màu sắc, đèn khe, giác mạc và nhãn áp. Sau khi kiểm tra vài ngày, quý vị sẽ nhận được kết quả từ bác sĩ.
Xin lưu ý, những thông tin trên là do chúng tôi tổng hợp từ trang mạng của tổ chức . Để được tư vấn chi tiết về tình trạng thị lực, xin quý vị liên lạc với bác sĩ gia đình của mình.