Lạm dụng kháng sinh và thuốc giảm đau: Lợi bất cập hại
Các nghiên cứu y khoa mới nhất gợi ý rằng, việc lạm dụng kháng sinh và thuốc giảm đau có thể đem lại nhiều tác hại hơn quý vị nghĩ.
Tổ chức phi lợi nhuận đã tổng hợp một bản phúc trình nhằm khuyến khích bác sĩ và bệnh nhân cân nhắc cẩn trọng trước khi thực hiện một liệu pháp điều trị nào đó.
Cô Sterre Siegenbeek van Heukelhom là một bà mẹ hai con đến từ Hà Lan. Theo kinh nghiệm của cô thì các bác sĩ tại Úc quá dễ dãi trong việc kê toa kháng sinh.
"Nói là lạm dụng thì hơi quá, nhưng quả thật họ thường xuyên kê toa kháng sinh, nhiều khi là theo yêu cầu của phụ huynh. Tôi không rõ lý do, nhưng tôi nghĩ chúng ta nên thận trọng khi sử dụng thuốc."
Chiến dịch Choosing Wisely Australia, tạm dịch là Hãy Lựa Chọn Thông Minh, đã công bố hơn 60 khuyến nghị từ 14 tổ chức y tế trên khắp nước Úc. Rất nhiều khuyến nghị nhấn mạnh việc sử dụng kháng sinh đúng liều lượng.
Tiến sĩ Frank Jones, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y đa khoa Hoàng gia Úc, cho biết việc lờn thuốc kháng sinh đang là một vấn nạn toàn cầu và cần được xem xét nghiêm túc, đặc biệt là với các bệnh nhân nhi đồng.
"Một trong những khuyến nghị quan trọng nhất mà chúng tôi muốn đề cập trong hôm nay, là việc không sử dụng kháng sinh cho trẻ em từ 2 đến 12 tuổi – ngoại trừ trẻ em thổ dân và dân đảo Torres. Và đặc biệt, không sử dụng kháng sinh nếu đứa trẻ chỉ bị đau tai hoặc đỏ màng nhĩ mà không có triệu chứng nghiêm trọng nào khác."
Tiến sĩ Jones muốn mọi người hiểu rằng: Kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn chứ không diệt được virus. Và không có bằng chứng nào cho thấy kháng sinh giúp giảm đau, hạt sốt hay chữa các biến chứng như mất thính lực.
Ông cũng khuyên các phụ huynh đừng nên đưa trẻ em đi khám khi các triệu chứng chỉ mới khởi phát.
"Đôi khi, chúng ta tốt hơn hết là không làm gì cả - hãy quan sát và chờ đợi, và chỉ theo dõi tình hình. Đừng mong chờ giấy giới thiệu, toa thuốc hay xét nghiệm. Và đó là cách tiếp cận mới."
Đây cũng là cách tiếp cận của bà Van Heukelhom mỗi khi con của bà bị ốm.
"Thường thì tôi sẽđợi một vài ngày, và nếu chúng không khỏe lại, nếu tình hình không khá hơn hoặc trở nên tệđi, tôi sẽ đưa con đến bác sĩ và xem họ khuyên như thế nào."
Việc lạm dụng paracetamol hoặc ibuprofen để chữa sốt cũng bị chỉ trích.
Bà Kylie Ward đến từ Trường cao đẳng Y tá Úc cho biết, nếu chỉ bị sốt nhẹ thì nên để cơ thể tự điều chỉnh.
"Cơn sốt là một phần của quá trình chữa lành. Đó là nếu như đứa trẻ không có tâm lý bất ổn hay bất kỳ triệu chứng nào khác."
Chủ tịch Hiệp hội Y tế Úc, ông Brian Owler nói ông mong muốn các bác sĩ và bệnh nhân trao đổi với nhau nhiều hơn.
"Quý vị nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và nên hiểu lý do vì sao họ không kê toa hay cho thuốc ngay tức thì."
Và chương trình cũng đưa ra 5 câu hỏi để quý vị hỏi bác sĩ trước khi xét nghiệm hoặc điều trị một căn bệnh nào, đó là:
1. Tôi có thật sự cần đến thử nghiệm hoặc thủ thuật này hay không?
Các cuộc thử nghiệm có thể giúp quý vị và bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế khác xác định được vấn đề. Các thủ thuật có thể giúp trong việc chữa trị.
2. Có những nguy cơ gì?
Sẽ có các tác dụng phụ không? Xác suất của việc nhận được kết quả không chính xác là bao nhiêu? Điều đó có thể dẫn tới thử nghiệm thêm hoặc một thủ thuật khác nữa không?
3. Có các chọn lựa đơn giản hơn, an toàn hơn không?
Ðôi khi tất cả những điều quý vị cần làm chỉ là thực hiện các thay đổi về lối sống, chẳng hạn như dùng thực phẩm lành mạnh hơn hoặc tập thể dục nhiều hơn.
4. Ðiều gì xảy ra nếu tôi không làm gì cả?
Hỏi xem bệnh trạng của quý vị có thể trở nên tệ hơn - hoặc khá hơn - nếu quý vị không làm thử nghiệm hoặc thủ thuật ngay.
5. Các tổn phí gồm những gì?
Các tổn phí có thể là tài chính, hao tổn tinh thần hoặc tốn thời gian. Khi có tốn kém đối với cộng đồng, tốn kém đó có hợp lý hoặc có cách nào khác hợp túi tiền hơn không?
Đố vui sức khỏe: Quý vị hiểu thế nào về kháng sinh và thuốc giảm đau
ĐT: Hiện có mặt trong phòng thu là Đăng Trình và Bích Ngọc, và tiếp theo đây Đăng Trình sẽ có một vài câu đố về kháng sinh và thuốc giảm đau, để xem Bích Ngọc hiểu biết đến đâu về hai loại thuốc này nhé! Những câu đố này được trích từ và của chính phủ Úc. Bích Ngọc đã sẵn sàng chưa?
BN: Chà, không biết Bích Ngọc có đủ sức trả lời không nữa.
ĐT:
Câu 1: Kháng sinh là những loại thuốc có tác dụng:
A. Tiêu diệt hoặc làm giảm tốc độ phát triển của vi khuẩn
B. Tiêu diệt hoặc làm giảm tốc độ phát triển của virus
C. Tãng cường hệ miễn dịch của cõ thể
D. Cả A, B đều đúng
BN: Câu này thì quá dễ. Ðáp án là A. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc làm giảm tốc độ phát triển cảu vi khuẩn mà thôi.
ĐT: Vậy đố Bích Ngọc vi khuẩn khác với virus thế nào?
BN: Chà, cái này thì Bích Ngọc chịu thua.
ÐT: À, theo của chính phủ bang Victoria, thì vi khuẩn là các sinh vật đơn bào, có thể có hại hoặc có lợi như những vi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa trong sữa chua. Còn virus là, còn gọi là siêu vi khuẩn, là một tác nhân truyền nhiễm nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus gây khó khăn cho hệ miễn dịch của cõ thể, bởi chúng trú ẩn bên trong các tế bào.
BN: Thì ra là vậy.
ĐT:
Câu 2: Nếu quý vị bị cảm, việc uống kháng sinh sẽ giúp:
A. Rút ngắn thời gian bị cảm
B. Giúp bạn không lây bệnh cho ngýời khác
C. Khiến cho bệnh trầm trọng hõn
D. Không có tác dụng gì cả
BN: Cái này thì Bích Ngọc nghĩ chắc là A rồi.
ĐT: Sai rồi. Câu trả lời đúng là D - Không có tác dụng gì cả. Ðó là vì bệnh cảm thông thường bị gây ra bởi virus, mà kháng sinh thì chỉ chống lại được vi khuẩn mà thôi. Có khoảng 200 virus gây bệnh cảm, thế nên mỗi năm chúng ta đều mắc 1-2 đợt cảm là vậy.
Câu 3: Để tránh bị lờn kháng sinh, quý vị cần phải:
A. Ngừng sử dụng kháng sinh khi bệnh vừa thuyên giảm
B. Sử dụng kháng sinh ít hơn liều lượng trong toa
C. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết
D. Tránh uống rượu, hút thuốc khi đang sử dụng kháng sinh
BN: Ừm, đáp án nào trông cũng có vẻ đúng nhỉ? Bích Ngọc chọn câu B - Chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết để tránh bị lờn thuốc.
ĐT: Đúng vậy. Khi sử dụng kháng sinh, quý vị cần theo đúng liều lượng và thời điểm trong toa thuốc, để bảo đảm vi khuẩn không kháng thuốc. Nhưng cách tốt nhất, như trang Better Health khuyến nghị, là chỉ nên dùng kháng sinh khi cần thiết.
Câu 4: Loại thuốc giảm đau nào sau ðây có thể gây ngộ độc gan nếu dùng quá liều?
A. Paracetamol
B. Aspirin
C. Morphine
D. Cả 3 loại trên
BN: Cả 3 loại trên.
ĐT: Câu trả lời đúng là A. Theo kênh Health Direct của chính phủ Úc thì việc lạm dụng paracetamol, thường được bán ngoài nhà thuốc với tên gọi Panadol, có thể gây ngộ độc gan. Quý vị cũng lưu ý là một số thuốc chữa viêm khớp hoặc cảm cúm cũng có chứa paracetamol, vì thế không nên dùng cùng lúc với Panadol.
Tháng Tư Năng Động: Thủ hiến tiểu bang Victoria kêu gọi vận động ít nhất 30 phút/ ngày
Chương trình thường niên Premier's Active April, tạm dịch là Tháng Tư Năng Động do Thủ hiến tiểu bang Victoria bảo chứng, khuyến khích mọi người dân bang Victoria vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày trong suốt tháng Tư.
Trong năm 2016, mỗi người tham gia Tháng Tư Năng Động sẽ được gửi tặng 10 phiếu tập tại các phòng tập của YMCA hoặc các phòng tập địa phương.
Quý vị có thể sử dụng phần mềm theo dõi vận động Activity Tracker của Tháng Tư Năng Động để lưu các hoạt động thể chất theo ngày, tham gia các nhóm bạn tập, so sánh kết quả, khám phá các sự kiện thể thao gần nơi lưu trú, và thử vận may với các phần quà của chương trình.
Chương trình Tháng Tư Năng Động năm ngoái thu hút đến 100,000 người dân Victoria tham dự.
Trong năm nay, chương trình có sự góp mặt của cô Melissa Tapper, vô địch bóng bàn giải Thế Vận Hội Dành Cho Người Khuyết Tật.
Bị liệt tay phải bẩm sinh, cô Milly đã có những nỗ lực rất lớn để đạt được thành công như ngày hôm nay.
Lời khuyên của cô dành cho những người muốn vận động nhiều hơn rất đơn giản: Hãy đi bộ vòng quanh hồ hoặc công viên, đạp xe hoặc tham gia một môn thể thao đồng đội.
Tôi rất vui vì được chọn làm đại sứ cho chương trình Tháng Tư Nãng Ðộng. Là một vận động viên chuyên nghiệp, tôi hiểu được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc vận động thường xuyên. Với những người tham gia Tháng Tư Nãng Ðộng, quý vị chỉ cần vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thật đơn giản và thú vị! Quý vị có thể đăng ký miễn phí và giới thiệu gia đình, bạn bè cùng tham gia để động viên và thi thố lẫn nhau! – Milly Tapper
Một đại sứ khác của Tháng Tư Năng Động là anh Steve Moneghetti, một trong những hình mẫu vận động viên lý tưởng của nước Úc.
Kể từ khi đạt huy chương vàng giải marathon Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung năm 1994, anh Steve vẫn chạy bộ đều đặn gần 100 cây số mỗi tuần.
Tôi nghĩ mọi người nên tham gia chương trình Tháng Tư Năng Động vì chương trình cho họ một lý do để siêng năng vận động hơn, giúp giữ gìn sức khỏe, và điều tuyệt vời nhất là nếu bạn giữ được thói quen này trong 30 ngày với nhiều môn thể thao khác nhau, nó sẽ trở thành một lối sống lành mạnh của riêng bạn. – Steve Moneghetti
Trong suốt tháng Tư, tiểu bang Victoria sẽ diễn ra nhiều lớp học thể thao miễn phí, chẳng hạn như lớp học Thái Cực Quyền lúc 7.30 sáng thứ Ba tại Federation Square, lớp học quần vợt, côn cầu, đua thuyền rồng, vân vân. Để tìm hiểu thêm, quý vị có thể truy cập trang .
Và hãy nhớ là chỉ cần 30 phút vận động mỗi ngày cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe của quý vị một cách đáng kể.
Nếu quý vị có những thắc mắc về y tế hay sức khỏe, có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi tại trang Facebook của ban Việt ngữ: