Quả là một sự kiện hết sức bất thường, theo một số các chuyên gia cho biết, vụ nầy chưa hề xảy ra trước đây.
Chiếc tàu cỡ một tòa nhà chọc trời, đã nằm chắn ngang kênh đào Suez ở Ai Cập.
Chiếc Ever Given bị mắc cạn hôm thứ ba, khi từ Hắc Hải tiến vào kênh đào, sau đó bị mất lái do gió to và bão cát.
Kể từ đó, một nhóm tàu khác hy vọng đi qua kênh, đã bị tắc nghẽn.
Tổng thư ký của Văn phòng Hàng hải Quốc tế là ông Guy Platten cho biết, vụ việc hết sức nghiêm trọng.
“Nếu quí vị nghĩ đến sự mong manh như thế nào, thì nó cho thấy hệ thống cung cấp toàn cầu dễ gặp trở ngại ra sao, vào bất cứ lúc nào".
'Do chúng ta phụ thuộc vào đường biển để chuyên chở các trang thiết bị y tế, nhiên liệu, thực phẩm và các loại hàng khác, thì đây quả là một thời điểm hết sức nghiêm trọng”, Guy Platten.
Được biết kênh đào Suez nối liền lục địa Phi Châu với bán đảo Sinai.
Các tàu bè muốn tìm một con đường khác không phải qua kênh, phải đi vòng mũi đất phía nam Phi Châu và hải trình phải mất hơn một tuần lễ.
“Đó là một phần lý do vì sao mọi người sử dụng kênh đào Suez, bởi vì nó nhanh hơn và rẻ hơn nếu tính về chi phí, ngoài lệ phí phải trả khi đi qua kênh".
"Vì vậy tôi nêu lên vấn đề nầy, do tình trạng khủng khiếp khi con kênh bị tắc nghẽn”, Mr Baker.
Kể từ khi khánh thành vào năm 1869, kênh đào đã cung cấp một thủy lộ quan yếu, trong việc chuyên chở dầu hỏa, khí đốt và hàng hoá từ Đông sang Tây.
Ông Platten cho biết, sự gián đoạn do chiếc tàu Ever Given gây ra cho thấy, tính cách nhạy cảm của hệ thống mậu dịch quốc tế như thế nào.
“Nó chuyên chở khoảng 12 phần trăm khối lượng mậu dịch của cả thế giới mỗi năm".
'Tính theo giá trị tiền tệ là khoảng 1,1 ngàn tỷ đô la được chuyển qua kênh đào Suez, trung bình khoảng 3 tỷ đô la mỗi ngày".
'Có khoảng 18 ngàn tàu bè sử dụng kênh mỗi năm, trung bình là 50 chiếc mỗi ngày".
"Vì vậy đây là thủy lộ hết sức quan trọng và then chốt, cho nên nếu xảy ra tình trạng một chiếc tàu làm tắc nghẽn kênh, quí vị sẽ thấy dòng chảy mậu dịch đang bị trì trệ”, Guy Platten.
Mặc dù ông Baker nói rằng, ngành vận tải hàng hải đang phát triển mạnh mẽ, nhưng tính chất đúng lúc của chuỗi cung ứng có nghĩa là, có thể có sự chậm trễ xảy ra tại các hải cảng trên toàn cầu, nếu vấn đề vẫn tiếp diễn.
“Quí vị biết, với việc nhập cảng qua thời gian tàu đến, mất bao lâu để đưa chúng ra".
"Họ biết gần như từng phút các tàu sẽ ở lại hải cảng trong bao lâu, tùy thuộc vào số lượng container xuất phát, vì vậy, nó là một doanh nghiệp hoạt động khá chặt chẽ".
"Cho nên cộng dồn các vấn đề này theo thời gian, nó sẽ rất quan trọng”, Mr Baker.
“Nếu không thể giải thoát con tàu khỏi bãi cát ven bờ, thì họ phải tìm một cách thức để lấy bớt số container trên tàu, hầu giảm bớt trọng lượng của con tàu, để nó có thể nổi lên được”, Baker.
Việc nầy cũng gây ra tình trạng tồn đọng khoảng 50 tàu mỗi ngày, với bất kỳ sự chậm trễ nào dẫn đến việc tái định tuyến, kéo dài thêm 15 ngày cho hành trình giữa Trung Đông và Châu Âu.
Cựu thương nhân hàng hải Salvatore Mercogliano, giải thích những tác động mỗi ngày, khi kênh đào bị đóng cửa.
“Ai Cập hiện không thu được lệ phí trong chuyện nầy, khoảng 700 ngàn đô la cho mỗi tàu đi qua kênh đào, thế nhưng quan trọng hơn là các tàu chở container, các tàu chở dầu và những tàu khác không thể giao thực phẩm, nhiên liệu, thực phẩm biến chế cho Âu Châu, cũng như các hàng hoá không được xuất cảng từ Âu Châu sang Viễn Đông".
"Việc nầy sẽ gây tác động lớn lao trên sản xuất, trên tính khả dụng của hàng hoá tại Âu Châu và Á Châu”, Salvatore Mercogliano.
Kể từ thứ ba, giá dầu hỏa tăng 4 phần trăm trên thị trường quốc tế.
Phó chủ tịch nghiên cứu tại công ty Jefferies là ông Randy Giveans.
“Vì vậy, rõ ràng là quí vị đang thấy tỷ giá tăng theo đường cong tiến lên, giá dầu thô đang tăng, 3, 4, 5%".
"Nó phù hợp với những gì chúng tôi tiên đoán, đó là sự gián đoạn gia tăng đối với giá tàu chở dầu và với giá hàng hóa”, Randy Giveans.
Trong khi đó, một chiến dịch nhằm giải cứu chiếc tàu Ever Given hiện tiếp tục, sau khi có đến 10 tàu kéo đã thất bại trong việc kéo chiếc tàu hôm thứ tư.
Ông Baker hy vọng, bãi cát ở kênh đào sẽ dần dần lơi lỏng, để khỏi phải cần đến một chiến dịch khó khăn và tế nhị hơn, thế nhưng ông cũng có một ý kiến khác.
“Nếu không thể giải thoát con tàu khỏi bãi cát ven bờ, thì họ phải tìm một cách thức để lấy bớt số container trên tàu, hầu giảm bớt trọng lượng của con tàu, để nó có thể nổi lên được”, Baker.
Việc bốc dở 20 ngàn container sẽ là một thách thức rõ ràng, vốn sẽ gây đình trệ thêm nữa.
Ông Baker cho biết, sứ mạng cứu hộ vẫn chưa tiến đến giai đoạn đó.
Một viên chức Ai Cập cảnh cáo rằng, phải mất đến 2 ngày để di chuyển con tàu, thế nhưng người ta không rõ khi nào thủy lộ nầy sẽ được mở cửa lại.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại