Hạt giống yêu thương: Những sinh hoạt Công giáo đầu tiên của giáo dân Việt Nam tị nạn trên đất Úc

Cha Văn Chi (áo vest đen đứng giữa) và các giáo dân trong một chuyến hành hương Cây Giakêu Jericho năm 1993

Cha Văn Chi (áo vest đen, đứng giữa) và các giáo dân trong một chuyến hành hương Cây Giakêu Jericho năm 1993. Source: Credit to: www.paulvanchi.net

Những ngày đầu tiên sau khi bỏ nước ra đi, những giáo dân Việt Nam tị nạn tại Úc, tuy cùng chung cảnh ngộ tha hương, nhưng nhờ có cộng đồng công giáo đã gắn kết và che chở cho họ, nên đã bước qua 45 năm trên quê hương thứ hai, với thật nhiều tình thương dành cho quê hương mới này, bên cạnh đó vẫn duy trì tình yêu dân tộc, bảo vệ tiếng Việt thân thương, cũng như giúp đỡ nhau cùng thích nghi đời sống xã hội Úc.


Mở đầu cho loạt bài 45 năm định cư của người Việt tại Úc, Lê Tâm xin giới thiệu đến quý vị những ngày đầu tiên của cộng đồng giáo dân tị nạn Việt Nam và ngôi giáo đường quan trọng của người Việt tại Úc hiện nay.

Sau 45 năm bỏ nước ra đi, thứ níu kéo hồn dân tộc và giúp những người Việt lưu lạc không quên nguồn gốc quê mẹ, chính là nhờ gốc rễ của các tôn giáo, vốn gắn bó sâu sắc với văn hóa Việt Nam như Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

Về cộng đồng công giáo của người Việt tị nạn, vùng Sydney-New South Wales vẫn là nơi tập trung đông đảo giáo dân nhất trên đất Úc, với cơ cấu và nếp sinh hoạt ổn định, đã được thành lập cộng đồng công giáo sớm nhất vào năm 1988.

Xin mời quý vị bấm vào bài radio để nghe tạp chí Hạt giống yêu thương, Lê Tâm hỏi chuyện Linh mục, nhạc sĩ Paul Văn Chi, một trong những tu sĩ có mặt tại Úc trong những ngày đầu.


Share