Hàng trăm người Úc mắc kẹt ở nước ngoài do coronavirus được hồi hương

Passengers back home

Passenger return home Source: AAP

Một chuyến bay giải cứu đã đưa hàng trăm người Úc đang bị mắc kẹt từ Ấn Độ trở về nước, khi có thêm các ca tử vong do COVID-19 được báo cáo vào dịp lễ Phục sinh hôm Chủ nhật.


Một chuyến bay của các hãng hàng không Singapore với gần 200 hành khách người Úc đã đến Sydney sau khi rời Campuchia trong thời điểm phong toả do dịch coronavirus.

Đại sứ quán Úc đã tạo điều kiện cho chiếc phi cơ rời Phnom Penh với 164 công dân và 20 thường trú nhân Úc. 

Vào đêm qua, khoảng 444 người Úc bị mắc kẹt ở Ấn Độ do lệnh phong toả coronavirus, bao gồm 33 trẻ em, đã hạ cánh tại Melbourne.

Một phi cơ riêng khởi hành từ New Delhi được tổ chức bởi các cựu quan chức hàng không và một nhóm người Úc ở nước ngoài.

Nhưng hành trình để về nhà vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt đối với những hành khách này.

Mặc dù chưa có trường hợp COVID-19 nào được báo cáo trong số các hành khách trên, nhóm này sẽ phải dành hai tuần tiếp theo để cách ly trong các khách sạn theo biện pháp phòng ngừa của chính phủ. 

Một trong những hành khách là Brad Young, người bị mắc kẹt ở Jodhpur sau khi Ấn Độ tuyên bố phong toả toàn quốc.

Ông Young kể lại thử thách mà mình phải đối mặt trước khi lên được chuyến bay giải cứu ở New Delhi.
Tôi phải bắt bao nhiêu chuyến taxi để có thể đến Delhi. Và khi đã đến được Delhi, chuyến bay đã bị hoãn lại hai lần nên tôi cảm thấy khá căng thẳng. Nhưng cuối cùng tôi đã ở đây và thấy mình thật nhẹ nhõm Vào ngày mai tôi sẽ có mặt ở Melbourne, nên tôi thấy rất vui.
Đây là chuyến giải cứu đầu tiên, khi các nhà tổ chức hy vọng sẽ khai thác thêm nhiều chuyến bay giải cứu ngoài nước vào tuần tới.

Royce Crown, giám đốc điều hành của Monarc Global, là một số những người đã giúp sắp xếp chuyến bay.

Ông nói rằng các nhà tổ chức thấy khó tuân thủ các hạn chế đi lại nghiêm ngặt do coronavirus mà chính phủ Ấn Độ áp đặt.

"Phía hậu cần ở Ấn Độ là một cơn ác mộng hoàn toàn khác. Cho dù bạn đã có những giấy phép đi lại cần thiết , cảnh sát vẫn chặn mọi người trên đường phố tra hỏi. Nếu họ không có đủ giấy phép đi lại hợp lệ, họ sẽ được yêu cầu phải quay về."

Có nhiều nỗi sợ hãi đang gia tăng đối với những người còn bị mắc kẹt ở Ấn Độ khi các quan chức gia hạn cuộc phong toả lớn nhất thế giới thêm hai tuần nữa. 

Được biết đến như căn bệnh của người nước ngoài, coronavirus đã gây ra sự nghi ngờ đối với du khách nước ngoài trên khắp đất nước.
Nếu mọi người cần lời nhắc nhở, thì hãy nhớ mọi việc có thể trở nên tồi tệ thực sự nhanh chóng. Những gì đang xảy ra ở New York và các khu vực của Châu Âu và các nơi khác trên thế giới, sẽ cho chúng ta cảm giác thực sự rõ ràng rằng chúng ta phải chiến đấu và duy trì những hành động hiện thời. Chúng ta phải tiếp tục chăm sóc nhau, tiếp tục đóng góp cho việc bảo đảm sức khoẻ và an sinh cho mỗi gia đình ở Victoria. Đó là điều chúng ta đang làm. Và tôi rất tự hào về điều đó.
Ở Chennoi, công dân Úc Navin có giấy cách ly được dán trên cửa, thông báo cho công chúng biết anh này đến từ nước ngoài.

"Mọi người nhìn thấy giấy cách ly dán bên ngoài và họ thể hiện sự thù địch với chúng tôi vì họ nghĩ rằng những người du lịch nước ngoài đang truyền bệnh ở đây."

Có niềm hy vọng cho những người bị ảnh hưởng bởi lệnh phong toả ở các nơi khác trên thế giới, khi chính phủ Úc đang đàm phán thêm nhiều chuyến bay hồi hương hơn. 

Sáng hôm qua, hơn 100 hành khách từ tàu du lịch Greg Mortimer gần Uruguay cũng đã đặt chân đến Melbourne.

Sau khi được kiểm tra y tế, những người Úc đã được gửi đi cách ly trong khi 16 người Tân Tây Lan được đưa lên phi cơ về Tân Tây Lan. 

Trong khi đó, những người Úc trên chuyến bay từ Peru dự kiến ​​sẽ đến Brisbane vào chiều hôm nay.

Tại Úc, số người chết do COVID-19 đã tăng lên 61 và số trường hợp bị nhiễm đã lên tới hơn 6,300 ca. 

Chính phủ Victoria tuyên bố sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm bốn tuần nữa cho đến ngày 11 tháng Năm.

Tiểu bang Victoria hiện ghi nhận hơn 1,200 ca nhiễm và có tỷ lệ nhiễm mỗi ngày chậm lại trong 24h qua.

Thủ hiến Daniel Andrew cho biết các hạn chế đi lại nghiêm ngặt đang thể hiện hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Andrew cũng hướng đến tình hình đang xấu đi ở những quốc gia khác như một lời nhắc nhở về bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

"Nếu mọi người cần lời nhắc nhở, thì hãy nhớ mọi việc có thể trở nên tồi tệ thực sự nhanh chóng. Những gì đang xảy ra ở New York và các khu vực của Châu Âu và các nơi khác trên thế giới, sẽ cho chúng ta cảm giác thực sự rõ ràng rằng chúng ta phải chiến đấu và duy trì những hành động hiện thời. Chúng ta phải tiếp tục chăm sóc nhau, tiếp tục đóng góp cho việc bảo đảm sức khoẻ và an sinh cho mỗi gia đình ở Victoria. Đó là điều chúng ta đang làm. Và tôi rất tự hào về điều đó.” 

Bắt đầu từ tháng tới, các trường đại học và trường dạy nghề TAFE sẽ giảm học phí cho các khóa học ngắn hạn tới 74%.

Các khóa học kéo dài sáu tháng này nhằm lấp đầy sự thiếu hụt kỹ năng để giúp nước Úc phục hồi sau khi cuộc khủng hoảng coronavirus kết thúc.

Tổng trưởng Giáo dục Liên bang Dan Tehan nói rằng chương trình này là cơ hội cho những người có việc làm bị gián đoạn bởi đại dịch coronavirus có thể đổi nghề.

"Chúng tôi muốn cung cấp cơ hội cho tất cả những người có cuộc sống bị đảo lộn bởi coronavirus được học thêm kỹ năng mới hoặc xem xét các lựa chọn nghề nghiệp khác nhau. Để giúp đỡ họ, thay vì dành thời gian xem phim trên Netflix, thì hãy dành thời giờ đó để học tập."

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share