Ngưng bỏ trợ cấp xã hội khi mức nghèo khó gia tăng

Tiến sĩ Cassandra Goldie, giám đốc ACOSS

Tiến sĩ Cassandra Goldie, giám đốc ACOSS Source: AAP

Chính phủ liên bang bênh vực cho các thay đổi về phúc lợi xã hội, trước mức độ nghèo khó gia tăng tại Úc.


Một phúc trình do tổ chức từ thiện toàn quốc, là Hội đồng các Dịch vụ Xã hội Úc gọi tắt là , đã nhắc lại những lời kêu gọi Liên đảng, là hãy từ bỏ các cắt giảm dự định trong phần trợ cấp liên bang, dành cho những người cần đến nhất.

Jessica Russell 25 tuổi là một người mẹ đơn thân, sống ở vùng miền tây Sydney.

Cô phải nuôi dưỡng 2 con trai đều dưới 3 tuổi.

Đối với cô Russell, làm sao kiếm thêm lợi tức cho ngân sách gia đình là chuyện không dễ dàng.

"Tôi phải trả tiền thuê nhà hàng tuần, rồi tôi còn có điện thoại di động phải trả tiền hóa đơn, cộng thêm các thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày".

"Rôi phải lo tiền chăm sóc trẻ em cho Ryan, rồi lại bảo hiểm xe hơi quả là quá mức".

"Vì vậy sau cùng tôi có lẽ chỉ còn 50 đô trong ngân hàng cho tới kỳ tiền tới, điều nầy chẳng tốt chút nào".

Cô nầy thuộc khoảng 3 triệu người dân Úc, chiếm 13,3 phần trăm dân số, theo phúc trình mới nhất về nghèo khó của Hội đồng các Dịch vụ Xã hội hay ACOSS, là sống dưới mức nghèo khó.

Đối với một người lớn độc thân, đó là mức lợi tức được xếp hạng chỉ hơn 426 đô la mỗi tuần.

Đối với một cặp vợ chồng có 2 con, mức nầy chưa đến 900 đô la.

Tiến sĩ Cassandra Goldie, là giám đốc của ACOSS.

"Mặc dù có 25 năm kinh tế tăng trưởng liên tiếp, nước Úc chúng ta chỉ chạm đến mức độ giảm bớt mức nghèo khó mà thôi".

Phúc trình tìm thấy rằng, mức độ nghèo khó nói chung giảm bớt chút ít trong thập niên cho đến năm 2014, đó là thời gian của cuộc nghiên cứu.

Tuy nhiên mức độ trẻ em bị ảnh hưởng, gia tăng lên 2 phần trăm, cho thấy có hơn 731 ngàn em chiếm khoảng 17 phần trăm số trẻ em trên toàn quốc, là sống dưới mức nghèo khó.

Các con số thống kê còn tệ hại hơn, đối với trẻ em trong các gia đình cha mẹ đơn thân, với mức gia tăng là 4 phần trăm trong 2 năm vừa qua, lên đến 40 phần trăm tổng số trẻ em trên toàn quốc.

"Mọi thứ chúng cần đến, tôi chắc chắn chúng phải có được; còn tôi ngược lại, tôi chẳng lo lắng gì cho chính mình cả". Jessica Russell 25 tuổi, một người mẹ đơn thân.


Người đứng đầu cơ quan phúc lợi Úc châu , là bà Catherine Yeomans cho biết, điều nầy khiến nhiều người lâm vào tình cảnh khó khăn.
 
"Rời khỏi gia đình là một chọn lựa khủng khiếp, do việc phải trả tiền thuê nhà rồi thực phẩm nữa".

"Những người trẻ phải tính toán làm thế nào để tránh cho phí di chuyển để đi phỏng vấn việc làm, cũng như tìm quần áo giá cả thích hợp để mặc trong buổi phỏng vấn".

"Gia đình và cá nhân buộc phải chen chúc trong chỗ ở không thích hợp và an toàn, bởi vì họ chỉ có thể lo được đến như vậy mà thôi".

Tiến sĩ Cassandra Goldie kêu gọi, các Thượng nghị sĩ hãy bác bỏ luật lệ, nhằm cắt giảm hơn nữa đối với phụ cấp gia đình, hiện được trình lên Thượng viện.

Đặc biệt bà cho biết, là việc cải thiện tình trạng trẻ em sống dưới mức nghèo khó.

"Chúng ta hoàn toàn biết rõ vài thay đổi then chốt cần thực hiện nhằm giảm bớt mức độ trẻ em nghèo khó và để đạt được mục tiêu đề ra toàn cầu là giảm bớt mức độ nghèo khó còn phân nữa vào năm 2030, điều đầu tiên là đề ra mục tiêu đó".

"Thứ hai là đạt được sự đồng thuận của công chúng về kế hoạch thi hành".

"Là một ưu tiên hàng đầu, chúng ta cần xây dựng dựa trên viễn kiến của vị cựu Thủ tướng, để làm sao cho mức phụ cấp gia đình được thích hợp".

Phát ngôn nhân đối lập là ông Jim Chalmers nói rằng, phe đối lập cũng muốn thấy các thay đổi về phúc lợi, nên được bãi bỏ.

"Đây là thời điểm tệ hại nhất cho chính phủ Turnbull khi cắt giảm các số tiền phụ cấp cho các gia đình, hạ giảm ngày nghỉ phép và khiến những người tìm việc phải chờ đợi một tháng mới nhận được trợ cấp, trong khi họ chẳng có gì để sống cả".

Thư ký nội các, ông Arthur Sinodinos cho rằng, ưu tiên là một nền kinh tế mạnh mẽ và đó là cách để đối phó với nạn nghèo khó.

"Tôi báo cáo các chính sách của chính phủ, vốn là chuyện chúng tôi phải sửa chữa bản ngân sách".

"Tôi nghí cách thức tốt nhất để đối phó với vấn đề nghèo khó ở trẻ em, là phải có một nền kinh tế mạnh mẽ, bởi vì có nhiều trẻ em lớn lên trong các gia đình, trong đó một hay nhiều cha mẹ  và có thể cả ông bà, không có công việc nào cả".

"Vì vậy một phần của công tác, là chúng ta khuyến khích họ tham dự vào lực lượng lao động".

Cô Jessica Russell đặt hy vọng nhiều vào tương lai và có kế hoạch bắt đầu theo học khóa đào tạo nữ hộ sinh vào năm tới.

Hiện nay mục tiêu của cô là kềm giữ các khó khăn trong cuộc sống, khỏi ảnh hưởng đến con cái.

"Các con là điều quan trọng nhất đối với tôi, chúng là trên hết trước tất cả các thứ khác".

"Chúng phải có thực phẩm, quần áo, tắm giặt và điện nước".

"Mọi thứ chúng cần đến, tôi chắc chắn chúng phải có được; còn tôi ngược lại, tôi chẳng lo lắng gì cho chính mình cả".




Share