Úc giảm thêm 30,000 người nhập cư mỗi năm

Prime Minister Scott Morrison arrives at the Urrbrae Education Centre in Netherby, Adelaide, Tuesday, March 19, 2019. The Prime Minister is announcing the Adelaide City Deal. (AAP Image/David Mariuz) NO ARCHIVING

Prime Minister Scott Morrison arrives at the Urrbrae Education Centre in Netherby, Adelaide, Tuesday, March 19, 2019. Source: AAP

Viện cớ di dân gây quá tải và áp lực lên hạ tầng cơ sở, chính phủ liên bang chuẩn bị cắt giảm số lượng người nhập cư hàng năm của Úc. Nội các đã cho phép thực hiện các thay đổi, bao gồm việc cắt giảm tới 30.000 di dân từ mục tiêu hiện tại cho phép nhận 190.000 thường trú nhân mỗi năm.


Trong nhiều tháng qua, chính phủ liên tục thay đổi các kế hoạch để giảm thêm 30.000 người nhập cư của Úc từ mức hiện tại là 190.000.

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng việc quản lý tăng trưởng dân số một cách mạnh mẽ là một thách thức thực tế.

"Việc này không nên bị tấn công bởi các cuộc tranh luận về chủng tộc, về sự khoan dung hoặc những vấn đề khác. Chúng ta đã thấy điều gì xảy ra khi những cuộc tranh luận quan trọng này bị tấn công bởi những quan điểm cực đoan khác, xảy ra từ cả cánh tả hay cánh hữu. Tôi quyết tâm không bỏ qua vấn đề quản lý tăng trưởng dân số vốn rất nghiêm trọng, sẽ bị tấn công bởi những người muốn thúc đẩy các chương trình nghị sự khác."

Giới hạn về lượng người nhập cư mới được đề nghị gần như ngang bằng với mức thực tế của năm ngoái là 162.000 người.

Ông Morrison vẫn miễn cưỡng xác nhận con số được chính phủ đề nghị nhưng cho biết một kế hoạch chống tắc nghẽn, quá tải sẽ buộc một số người di cư lành nghề phải sống bên ngoài Sydney và Melbourne.

Chính sách định cư vùng ngoại ô sẽ yêu cầu một số lượng người di cư có tay nghề nhất định phải sống ít nhất năm năm tại các thành phố khác ngoài Sydney và Melbourne.

Chính phủ cũng đang khuyến khích sinh viên nước ngoài theo học các trường đại học cách xa hai thành phố lớn, như một phần của những gì mà giới chức trách cho là một nỗ lực để giảm quá tải ở Sydney và Melbourne.

"Điều tôi tập trung thực hiện là bảo đảm rằng chúng ta luôn có các thành phố đáng sống, chúng ta có một chiến lược quản lý tăng trưởng dân số tốt. Điều này đòi hỏi phải cân bằng tất cả mọi yếu tố khác nhau, cho dù đó là số lượng người di cư hay thành phần nhập cư. Đây là những điều tập trung vào nhu cầu của người dân Úc. Chúng tôi từ chối mọi nỗ lực làm hỏng những vấn đề thực sự quan trọng đó với người dân Úc, trong bối cảnh nhiều người đưa ra các vấn đề khác chỉ để tìm cách chia rẽ."

Lãnh đạo phe đối lập Bill Shorten nói rằng một cuộc thảo luận về số lượng người nhập cư là cần thiết, nhưng ông cảnh báo chính phủ Morrison không nên sử dụng cuộc tranh luận về số lượng nhập cư cho lợi ích chính trị.

“Những thông điệp ngầm xoay quanh vấn đề nhập cư và tầm trú nhân cần phải ngừng lại, bởi vì những kẻ điên rồ, những kẻ cực đoan, chúng cảm thấy thoải mái khi được cho phép đi vào con đường tấn công di dân. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không nên có một số lượng người nhập cư hợp lý. Chúng ta cần phải trang bị hạ tầng cơ sở phù hợp. Tôi hiểu điều đó. Chúng ta có thể có một cuộc thảo luận hợp lý về vấn đề nhập cư. Nhưng tôi nghĩ rằng cả hai Đảng lớn đều có nghĩa vụ phải hợp tác để ngăn chặn những thông điệp ngầm tiêu cực về di dân và tầm trú nhân".

Mohammad Al-Khafaji hiện giữ vai trò Giám đốc Điều hành của Hội đồng Cộng đồng Dân tộc Úc (FECCA). Ông nói rằng đề nghị cắt giảm nhập cư của chính phủ gửi đi một thông điệp sai và vội vàng kết luận di dân gây ra vấn đề quá tải tại các thành phố lớn.

Ông Al-Khafaji cũng tin rằng thời điểm thông báo vấn đề này của ông Morrison thật vô trách nhiệm.

"Chúng tôi thực sự thất vọng vì thông báo của thủ tướng được đưa ra chỉ vài ngày sau vụ tấn công khủng bố ở thành phố Christchurch. Điều này gửi thông điệp tới cộng đồng rằng người nhập cư là một vấn đề ở Úc và vấn đề đó láp lực ở các thành phố lớn. Mô hình của Úc trong nhiều năm qua chứng minh rằng sự tăng trưởng của Úc phụ thuộc vào nhũng người nhập cư lâu dài. Tôi nghĩ đó là cách tiếp cận sai lầm và việc đổ tội người nhập cư với tắc nghẽn giao thông, áp lực lên hạ tầng cơ sở là việc làm vô trách nhiệm. Tôi nghĩ vấn đề thực sự ở đây là thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng. 
 


Share