Úc rút lại hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc

Julie Bishop

Julie Bishop Source: AAP

Áp lực từ phía đảng đối lập và dân biểu hàng ghế sau của Liên đảng đã buộc Chính phủ phải rút lại Hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc đang gây nhiều tranh cãi; tuy nhiên ngoại trưởng Julie Bishop nói sẽ có kế hoạch trò chuyện chi tiết hơn với Đại sứ Trung Quốc trong những ngày tới.


Chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường kết thúc chuyến viếng thăm nước Úc, một hiệp ước quan trọng giữa hai nước đã bị đình hoãn ở Canberra.

Thượng viện trước đó đã chuẩn bị để bỏ phiếu thông qua dự luật về hiệp ước dẫn độ được ký lần đầu tiên từ 10 năm trước.

Ngoại trưởng Julie Bishop trước đó đã thúc giục thỏa thuận này, bà nói hiệp ước này nhằm làm nước Úc không trở thành một nơi trú ẩn an toàn của tội phạm.

“Hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc hoàn toàn là lợi ích về mặt quốc gia, vì chúng ta muốn bảo đảm tiếp tục có một mối quan hệ bền chặt với Trung Quốc trong sự hợp tác chống khủng bố, trong các vấn đề ngoại giao và muốn rằng mối quan hệ của chúng ta được mở rộng.”
Thỏa thuận này đã làm dấy lên mối lo ngại rộng rãi trong Quốc hội, với các nghị sĩ của cả hai phe chính trị lập luận rằng Australia không nên dẫn độ người về Trung Quốc vì những tai tiếng nhân quyền của nước này.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý với suy nghĩ vừa rồi.

Lao động, đảng Xanh và hầu hết những nghị sĩ hàng ghế sau trước đó đã tỏ rõ họ sẽ bỏ phiếu chống lại việc thông qua hiệp ước này.

Và chỉ sau vài giờ hội ý, bà Bishop và Chính phủ đã hủy bỏ cuộc bỏ phiếu.

“Sáng nay, Chính phủ Úc đã quyết định không tiến hành phê chuẩn hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc vào thời điểm này.”

Ngoại trưởng Bishop nói quyết định này có sau khi lãnh tụ đối lập Bill Shorten gọi Thủ tướng Malcolm Turnbull và xác nhận rằng Lao động sẽ không ủng hộ hiệp ước.

Nhưng cũng có những chỉ trích trong nội bộ Liên đảng.

Thỏa thuận này đã làm dấy lên mối lo ngại rộng rãi trong Quốc hội, với các nghị sĩ của cả hai phe chính trị lập luận rằng Australia không nên dẫn độ người về Trung Quốc vì những tai tiếng nhân quyền của nước này.
Lao động đang kêu gọi một cuộc rà soát trên diện rộng về toàn bộ hệ thống dẫn độ trước khi họ đồng ý thông qua bất kỳ thỏa thuận nào.
Nghị sĩ Tasmania Eric Abetz là một trong số những dân biểu Tự do, người đã gặp bà Bishop trước đó để chia sẻ về những quan ngại của ông.

“Tôi biết là ở Trung Quốc cuộc sống của luật sư bào chữa rất nghèo vì tôi cho rằng 99.9% các hồ sơ trong đó bị cáo đã bị kết án trước khi xét xử rồi. Tôi không nghĩ nguyên nhân là do năng lực hay trình độ chuyên môn của công tố viên. Mà tôi nghĩ là do hệ thống tòa án phải chịu sự chỉ đạo nào đó. Cho nên trên thực tế, những vấn đề cơ bản về nhân quyền ở Trung Quốc là có thật, và đó là điều đáng quan ngại. Tôi đã nêu quan điểm của mình với bà Ngoại trưởng, chúng tôi đã có thảo luận qua về việc này rồi.”

Dự luật này hiện đã bị hoãn lại, nhưng bà Julie Bishop cho biết dự luật hiện vẫn nằm trong chính sách của Chính phủ.

Hiệp ước này sẽ cho phép Trung Quốc được chính thức yêu cầu đưa những tội phạm bị cáo buộc đang cư ngụ tại Úc được dẫn độ về Trung Quốc để xét xử, và ngược lại.

Theo Chính phủ, trong hiệp ước có những điều khoản bảo vệ ngăn không cho xảy ra tình trạng lạm dụng nhân quyền.

Trong trường hợp quan ngại người bị cáo buộc có thể bị kết án tử hình hoặc bị ngược đãi, Bộ trưởng Tư pháp có thể dùng quyền hạn để hủy bỏ việc dẫn độ.

Lao động đang kêu gọi một cuộc rà soát trên diện rộng về toàn bộ hệ thống dẫn độ trước khi họ đồng ý thông qua bất kỳ thỏa thuận nào.

Nhưng Nghị sĩ đảng Xanh Nick McKim nói những điều khoản bảo vệ này không đủ thuyết phục.

“Đây là những điều khoản cơ bản không thể bị ép buộc, còn phía Trung Quốc, tôi phải nói là họ nổi tiếng trong việc chỉ làm những điều họ muốn trong phạm vi quyền hạn của họ .Chúng ta đã nhiều lần chứng kiến điều này ở Chính phủ Trung Quốc rồi, và chúng tôi không tin rằng sự bảo vệ trong hiệp ước này thật sự có hiệu quả và có thể thực thi trong thực tế.”

Bà Julie Bishop nói bà sẽ có buổi trò chuyện kỹ càng hơn với đại sứ Trung Quốc vài ngày tới và bà muốn tiếp tục thương thuyết với đảng đối lập.

Lao động đang kêu gọi một cuộc rà soát trên diện rộng về toàn bộ hệ thống dẫn độ trước khi họ đồng ý thông qua bất kỳ thỏa thuận nào.

Nếu hiệp ước nói trên được phê chuẩn, Úc sẽ trở thành một trong số ít các nước phương Tây, trong đó có Pháp và Tây Ban Nha, tham gia hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc.

Hiện vẫn chưa rõ liệu những trường hợp người Úc bị giới chức Trung Quốc giam giữ có bị ảnh hưởng bởi quyết định rút lại hiệp ước dẫn độ của ông Turnbull hay không. Trước đó, đã có ít nhất 3 công dân Úc, đã bị bắt giữ ở Trung Quốc từ tháng 10 năm ngoái vì tội danh liên quan đến cờ bạc.


Share